Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ về việc xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng?
- Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ về việc xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ về việc xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng gồm những giấy tờ gì?
- Khi lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ cần tuân thủ những quy định chung nào?
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ về việc xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh.
...
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ về việc xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ về việc xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ về việc xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ về việc xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng gồm có những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương.
- Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.
- Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.
- Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 142/2020/NĐ-CP. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 142/2020/NĐ-CP cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
- Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ. Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về xử lý chất thải phóng xạ đối với nhân viên xử lý chất thải phóng xạ.
- Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng theo Mẫu số 05 Phụ lục III Nghị định 142/2020/NĐ-CP; Phiếu khai báo chất thải phóng xạ theo Mẫu số 14 Phụ lục III Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
- Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 142/2020/NĐ-CP. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 07 Phụ lục V Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao Biên bản kiểm xạ.
- Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
Khi lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ cần tuân thủ những quy định chung nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ như sau:
Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Thông tin trong hồ sơ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực ít nhất 45 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.
2. Trường hợp bản sao không được công chứng, chứng thực hoặc được sao y từ bản gốc, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân xuất trình hoặc gửi bản chính để đối chiếu.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ cùng một thời điểm các thành phần hồ sơ giống nhau chỉ cần nộp 01 bản cho tất cả các loại công việc bức xạ.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có những quy định chung sau:
- Thông tin trong hồ sơ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực ít nhất 45 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.
- Trường hợp bản sao không được công chứng, chứng thực hoặc được sao y từ bản gốc, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân xuất trình hoặc gửi bản chính để đối chiếu.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ cùng một thời điểm các thành phần hồ sơ giống nhau chỉ cần nộp 01 bản cho tất cả các loại công việc bức xạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.