Ai có quyền thành lập Ban bảo vệ dân phố? Chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố được quy định ra sao?
Ai có quyền thành lập Ban bảo vệ dân phố?
Căn cứ vào Mục IV Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC quy định về tổ chức của bảo vệ dân phố như sau:
IV. TỔ CHỨC CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ:
1. Mỗi cụm dân cư (theo địa bàn công tác của Cảnh sát khu vực) thành lập một Tổ Bảo vệ dân phố do tổ trưởng phụ trách. Tùy theo đặc điểm tình hình và số lượng dân cư, mỗi Tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên. Đối với tổ Bảo vệ dân phố có từ 5 tổ viên trở lên có thể bầu thêm 1 tổ phó giúp việc.
Cảnh sát khu vực có trách nhiệm phối hợp với cấp ủy chi bộ đường phố, Ban điều hành cụm dân cư lựa chọn, giới thiệu người vào Tổ dân phố, dự kiến Tổ trưởng, tổ phó và tổ chức cuộc họp gồm cán bộ cơ sở, đại diện các hộ gia đình trong khu vực để bầu bằng hình thức biểu quyết. Trên cơ sở kết quả biểu quyết, Cảnh sát khu vực báo cáo trưởng công an phường để trưởng công an phường báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định công nhận.
2. Mỗi phường, thị trấn thành lập một Ban Bảo vệ dân phố gồm: Trưởng ban, từ 1 đến 2 Phó Trưởng ban và các ủy viên. Thành viên Ban Bảo vệ dân phố đồng thời là tổ trưởng tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư. Số lượng thành viên Ban Bảo vệ dân phố tuỳ thuộc vào số lượng Tổ bảo vệ dân phố. Trưởng ban, các Phó Trưởng ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trưởng Công an phường có trách nhiệm tổ chức cuộc họp Ban Bảo vệ dân phố để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban; dự kiến nhân sự Trưởng ban, Phó trưởng ban để hội nghị Ban Bảo vệ dân phố bầu. Căn cứ kết quả bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban, trưởng Công an phường làm văn bản báo cáo đề nghị Ủy ban nhân dân phường ra quyết định công nhận.
3. Căn cứ kết quả bầu và báo cáo đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, quyết định công nhận Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các ủy viên, và các Tổ bảo vệ dân phố, tổ trưởng, tổ phó và tổ viên tổ bảo vệ dân phố.
4. Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là 5 năm. Trong nhiệm kỳ, việc thay đổi, bãi nhiệm, bổ sung các chức danh của bảo vệ dân phố được thực hiện như sau:
4.1. Nếu Trưởng ban, Phó trưởng ban và các ủy viên Ban Bảo vệ dân phố mà khuyết (do chết, không còn đảm bảo sức khỏe, xin nghỉ việc…) hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tập thể Ban và nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật… thì Trưởng Công an phường báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường cho tổ chức cuộc họp tập thể Ban Bảo vệ dân phố để bầu bổ sung hoặc lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và bầu người thay thế.
4.2. Nếu tổ trưởng, tổ phó và các tổ viên Tổ Bảo vệ dân phố mà khuyết hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Cảnh sát khu vực cùng với Trưởng Ban Bảo vệ dân phố báo cáo đề xuất với Trưởng Công an phường cho tổ chức cuộc họp gồm cán bộ cơ sở, đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư để bầu bổ sung hoặc lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
4.3. Việc công nhận và bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định bằng văn bản.
Như vậy, căn cứ kết quả bầu và báo cáo đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, quyết định công nhận Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các ủy viên, và các Tổ bảo vệ dân phố, tổ trưởng, tổ phó và tổ viên tổ bảo vệ dân phố.
Ai có quyền thành lập Ban bảo vệ dân phố? (Hình từ Internet)
Trang bị phương tiện cho Bảo vệ dân phố bao gồm những gì?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục VII Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC quy định về trang bị phương tiện cho Bảo vệ dân phố như sau:
2. Trang bị phương tiện cho Bảo vệ dân phố
2.1. Vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ trang bị cho Bảo vệ dân phố gồm: gậy, dùi cui cao su, roi điện, gậy điện…
Bộ Công an (Tổng cục Cảnh sát) chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ cho Bảo vệ dân phố theo đúng các quy định của pháp luật.
Như vậy, Bảo vệ dân phố được trang bị: Vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ trang bị cho Bảo vệ dân phố gồm: gậy, dùi cui cao su, roi điện, gậy điện…
Bộ Công an (Tổng cục Cảnh sát) chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ cho Bảo vệ dân phố theo đúng các quy định của pháp luật.
Chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố được quy định ra sao?
Căn cứ vào quy định tại tiểu mục 1 Mục VII Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC quy định về chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố như sau:
1. Chế độ, chính sách đối với Bảo vệ dân phố
1.1. Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả. Mức phụ cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào điều kiện, khả năng cụ thể và cân đối ngân sách của từng địa phương để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phê duyệt mức phụ cấp hàng tháng cho Bảo vệ dân phố theo từng chức danh: Trưởng ban, Phó trưởng ban, Tổ trưởng, tổ phó và các tổ viên tổ Bảo vệ dân phố. Trường hợp Bảo vệ dân phố giữ nhiều chức danh khác nhau thì phụ cấp sẽ được hưởng theo chức danh cao nhất.
1.2. Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc hy sinh theo quy định tại Điều 3, Điều 11 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, thì được xem xét xác nhận là người được hưởng chính sách như thương binh hoặc liệt sỹ. Thủ tục hồ sơ xác nhận thực hiện theo hướng dẫn tại mục II, mục V phần I của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.3. Bảo vệ dân phố được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh trật tự. Trong thời gian tập trung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ, Bảo vệ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp đi lại, ăn ở như quy định đối với Công an xã.
1.4. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo công tác cho Bảo vệ dân phố thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Tổ chức, cá nhân Bảo vệ dân phố được xét thi đua khen thưởng hàng năm, nếu có thành tích đột xuất thì được xét khen thưởng theo luật thi đua khen thưởng.
Như vậy, chế độ đối với Bảo vệ dân phố được quy định như sau:
- Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả.
+ Mức phụ cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào điều kiện, khả năng cụ thể và cân đối ngân sách của từng địa phương để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phê duyệt mức phụ cấp hàng tháng cho Bảo vệ dân phố theo từng chức danh: Trưởng ban, Phó trưởng ban, Tổ trưởng, tổ phó và các tổ viên tổ Bảo vệ dân phố.
+ Trường hợp Bảo vệ dân phố giữ nhiều chức danh khác nhau thì phụ cấp sẽ được hưởng theo chức danh cao nhất.
- Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc hy sinh theo quy định tại Điều 3, Điều 11 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, thì được xem xét xác nhận là người được hưởng chính sách như thương binh hoặc liệt sỹ.
- Bảo vệ dân phố được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh trật tự. Trong thời gian tập trung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ, Bảo vệ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp đi lại, ăn ở như quy định đối với Công an xã.
- Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo công tác cho Bảo vệ dân phố thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Tổ chức, cá nhân Bảo vệ dân phố được xét thi đua khen thưởng hàng năm, nếu có thành tích đột xuất thì được xét khen thưởng theo luật thi đua khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.