Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên VINATABA? Nhiệm kỳ Kiểm soát viên VINATABA là bao nhiêu năm?
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên VINATABA? Nhiệm kỳ Kiểm soát viên VINATABA là bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 13692/QĐ-BCT năm 2015 quy định như sau:
Kiểm soát viên
1. Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên VINATABA. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của VINATABA không quá 02 nhiệm kỳ.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên VINATABA. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của VINATABA không quá 02 nhiệm kỳ.
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên VINATABA? (Hình từ Internet)
Để trở thành Kiểm soát viên VINATABA cần đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn gì?
Theo quy định tại Điều 31 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 13692/QĐ-BCT năm 2015 quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên
1. Được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc.
2. Không phải là người lao động của VINATABA.
3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Thành viên Hội đồng thành viên VINATABA;
c) Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của VINATABA;
d) Kiểm soát viên khác của VINATABA.
4. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
5. Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
6. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, để trở thành Kiểm soát viên VINATABA cần đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn sau đây:
- Được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc.
- Không phải là người lao động của VINATABA.
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:
+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu;
+ Thành viên Hội đồng thành viên VINATABA;
+ Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của VINATABA;
+ Kiểm soát viên khác của VINATABA.
- Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
- Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
- Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Kiểm soát viên VINATABA có quyền giám sát các giao dịch của VINATABA với các bên có liên quan không?
Theo quy định tại điểm đ Điều 30 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 13692/QĐ-BCT năm 2015 quy định như sau:
Kiểm soát viên
...
2. Kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kế hoạch của VINATABA;
b) Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc VINATABA;
c) Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm soát nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của VINATABA;
d) Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
đ) Giám sát các giao dịch của VINATABA với các bên có liên quan;
e) Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường của VINATABA;
g) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này cho Bộ Công Thương và Hội đồng thành viên;
h) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của Bộ Công Thương hoặc quy định tại Điều lệ VINATABA.
3. Tiền lương, thưởng của Kiểm soát viên do Bộ Công Thương quyết định và chi trả.
Như vậy, Kiểm soát viên VINATABA có quyền giám sát các giao dịch của VINATABA với các bên có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.