Ai có quyền ký bản sao tài liệu lưu trữ trong hồ sơ vụ án tại Lưu trữ cơ quan trong hệ thống Tòa án nhân dân?
- Trong hồ sơ vụ án tại Lưu trữ cơ quan, những đối tượng nào trong hệ thống Tòa án nhân dân được sao tài liệu lưu trữ?
- Ai có quyền ký bản sao tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan trong hệ thống Tòa án nhân dân?
- Để quản lý việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ có những nội dung chính nào?
Trong hồ sơ vụ án tại Lưu trữ cơ quan, những đối tượng nào trong hệ thống Tòa án nhân dân được sao tài liệu lưu trữ?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 29 Quy chế về chế độ quản lý hồ sơ vụ án và công tác lưu trữ trong hệ thống Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:
Sử dụng hồ sơ, tài liệu tại Lưu trữ cơ quan
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ của hệ thống Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao vì mục đích công vụ và các nhu cầu riêng chính đáng.
...
4. Đối tượng khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu tại Lưu trữ cơ quan:
Căn cứ các quy định của pháp luật tố tụng và tính đặc thù của hoạt động tư pháp, các đối tượng được khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Tòa án nhân dân được quy định như sau:
a) Đối với tài liệu quản lý nhà nước:
...
b) Đối với hồ sơ vụ án và tài liệu trong hồ sơ vụ án:
...
- Đối tượng được sao, photocoppy tài liệu: Tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đều được sao, photocoppy tài liệu lưu trữ vì mục đích công vụ và các nhu cầu riêng chính đáng theo quy định của pháp luật tố tụng.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ của hệ thống Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao vì mục đích công vụ và các nhu cầu riêng chính đáng.
Căn cứ các quy định của pháp luật tố tụng và tính đặc thù của hoạt động tư pháp, các đối tượng được khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Tòa án nhân dân đối với tài liệu quản lý nhà nước và đối với hồ sơ vụ án và tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Đối tượng được sao tài liệu lưu trữ trong hồ sơ vụ án là tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đều được sao, photocoppy tài liệu lưu trữ vì mục đích công vụ và các nhu cầu riêng chính đáng theo quy định của pháp luật tố tụng.
Ai có quyền ký bản sao tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan trong hệ thống Tòa án nhân dân?
Căn cứ theo Điều 36 Quy chế về chế độ quản lý hồ sơ vụ án và công tác lưu trữ trong hệ thống Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền ký bản sao tài liệu lưu trữ
1. Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại kho Lưu trữ cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại kho Lưu trữ cơ quan.
3. Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại kho Lưu trữ cơ quan.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện (có thể ủy quyền cho Chánh Văn phòng) có thẩm quyền cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại kho Lưu trữ cơ quan.
5. Bản sao tài liệu lưu trữ có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc
Như vậy, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại kho Lưu trữ cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại kho Lưu trữ cơ quan.
Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại kho Lưu trữ cơ quan.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện (có thể ủy quyền cho Chánh Văn phòng) có thẩm quyền cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại kho Lưu trữ cơ quan.
Bản sao tài liệu lưu trữ có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc.
Ai có quyền ký bản sao tài liệu lưu trữ trong hồ sơ vụ án tại Lưu trữ cơ quan trong hệ thống Tòa án nhân dân? (Hình từ Internet)
Để quản lý việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ có những nội dung chính nào?
Căn cứ theo Điều 34 Quy chế về chế độ quản lý hồ sơ vụ án và công tác lưu trữ trong hệ thống Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:
Quản lý việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
1. Các Tòa án nhân dân phải ban hành Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.
2. Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ bao gồm các nội dung chính sau:
a) Thời gian phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu theo giờ hành chính, trừ những trường hợp khẩn cấp;
b) Các loại giấy tờ cần xuất trình khi đến khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ;
c) Không được mang theo những vật dụng dễ gây cháy, nổ khi khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ;
d) Người đến khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu phải thực hiện các thủ tục nghiên cứu và sử dụng hồ sơ, tài liệu theo hướng dẫn của người làm công tác lưu trữ;
đ) Người đến khai thác, sử dụng không được tự ý sao, chụp ảnh tài liệu khi chưa được sự cho phép của người có thẩm quyền;
e) Người đến khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định có liên quan trong Nội quy ra vào cơ quan; Quy định về sử dụng hồ sơ, tài liệu; Quy định về phòng, chống cháy nổ của cơ quan.
3. Người làm công tác lưu trữ phải lập các loại sổ sách để quản lý, theo dõi việc khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ theo quy định.
Theo đó, các Tòa án nhân dân phải ban hành Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ. Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ gồm các nội dung chính được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.