Ai có quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp trung ương? Thời hạn giữ chức vụ của công chức lãnh đạo cấp trung ương là bao lâu?

Cho tôi hỏi người nào hay cơ quan nào có quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp trung ương thuộc Bộ Chính trị quản lý vậy? Thời hạn giữ chức vụ của công chức lãnh đạo cấp trung ương hiện nay là bao lâu? - Anh Trung Đức (Bình Thuận).

Ai có quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp trung ương?

Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý nói chung như sau:

Thẩm quyền bổ nhiệm
1. Đối với các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp.

Như vậy, theo quy định nêu trên, thẩm quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp trung ương thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ.

Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 17 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:

Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử
1. Tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và đánh giá, nhận xét nhân sự được đề xuất.
2. Tập thể lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thảo luận, đánh giá, nhận xét cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Cá nhân, tập thể đề xuất; cơ quan thẩm định; tập thể quyết định cán bộ theo thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về đề nghị, thẩm định, quyết định của mình. Cụ thể:
- Cá nhân, tập thể đề xuất: Chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập… và ý kiến đề xuất của mình.
- Cơ quan thẩm định: Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, rà soát thông tin đối với nhân sự được đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Tập thể quyết định cán bộ: Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Như vậy, tập thể lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thảo luận, đánh giá, nhận xét công chức và sẽ quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp trung ương.

Đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý không thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp.

Công chức cấp trung ương

Bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp trung ương (Hình từ Internet)

Thời hạn giữ chức vụ của công chức lãnh đạo cấp trung ương là bao lâu?

Theo Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức như sau:

Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, đối với công chức lãnh đạo cấp trung ương thì thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều kiện để được bổ nhiệm làm công chức lãnh đạo cấp trung ương?

Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì để được bổ nhiệm làm công chức lãnh đạo cấp trung ương cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

(1) Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

(2) Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp cơ quan, tổ chức mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

(3) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

(4) Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm:

- Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

- Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;

- Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.

(5) Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

(6) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,805 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào