Ai chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam?
Thu thập xử lý lưu trữ và cung cấp thông tin về khắc phục hậu quả bom mìn phải đảm bảo các nguyên tắc gì?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-10:2014 có quy định như sau:
Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin
4.1. Nguyên tắc chung
4.1.1. Thông tin lưu trữ phải đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng và khai thác.
4.1.2. Thường xuyên cập nhật để xây dựng và chia sẻ thông tin.
4.1.3. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nguồn tin, cơ quan quản lý thông tin và người sử dụng thông tin. Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia phải nắm rõ nhu cầu thông tin của các tổ chức hoạt động KPHQBM.
4.1.4. Một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin KPHQBM sau chiến tranh phải:
- Xác định và phân tích được thực trạng vấn đề ô nhiễm bom mìn, vật nổ;
- Triển khai và quản lý những dự án hoạt động KPHQBM phù hợp;
- Tính toán và ước lượng tiến độ;
- Huy động, phân phối và giám sát các nguồn lực.
4.2. Yêu cầu chung
4.2.1. Tất cả các tổ chức hoạt động KPHQBM trên lãnh thổ Việt Nam phải thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin cho Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia.
4.2.2. Những địa phương bị ảnh hưởng phải cung cấp thông tin những nhu cầu và ưu tiên của địa phương trong kế hoạch và triển khai hoạt động KPHQBM sau chiến tranh.
Như vậy thông tin lưu trữ phải đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng và khai thác; thường xuyên cập nhật để xây dựng và chia sẻ thông tin.
- Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nguồn tin, cơ quan quản lý thông tin và người sử dụng thông tin. Cơ quan quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn quốc gia phải nắm rõ nhu cầu thông tin của các tổ chức hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn.
- Một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh phải:
+ Xác định và phân tích được thực trạng vấn đề ô nhiễm bom mìn, vật nổ;
+ Triển khai và quản lý những dự án hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn phù hợp;
+ Tính toán và ước lượng tiến độ;
+ Huy động, phân phối và giám sát các nguồn lực.
Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Hình từ Internet)
Ai chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam?
Theo Mục 5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-10:2014 có quy định như sau:
Thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin
5.1.1. Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin hoạt động KPHQBM sau chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam.
5.1.2. Các thông tin gồm:
5.1.2.1. Dữ liệu về các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Việt Nam do các đối tác cung cấp;
5.1.2.2. Kết quả điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc, tại các địa phương và khu vực;
5.1.2.3. Hệ thống các văn bản pháp quy, các quy trình công nghệ được áp dụng trong hoạt động KPHQBM;
5.1.2.4. Thông tin cập nhật về các tai nạn, sự cố bom mìn, vật nổ;
5.1.2.5. Thông tin về nhu cầu RPBM, hỗ trợ nạn nhân và tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân của các bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư;
5.1.2.6. Thông tin về kế hoạch thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ KPHQBM của cơ quan, tổ chức;
5.1.2.7. Thông tin về các tổ chức tham gia các hoạt động KPHQBM sau chiến tranh tại Việt Nam;
5.1.2.8. Thông tin về hoạt động quản lý chất lượng các chương trình, dự án, nhiệm vụ RPBM, tuyên truyền và hỗ trợ nạn nhân bom mìn, vật nổ;
5.1.2.9. Kết quả do các tổ chức hoạt động KPHQBM sau chiến tranh thực hiện:
- Báo cáo kết quả thực hiện các dự án điều tra, khảo sát bom mìn, vật nổ;
- Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án RPBM;
- Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án tuyên truyền giáo dục ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ;
- Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn, vật nổ tái hòa nhập cộng đồng.
5.1.2.10. Các thông tin khác có liên quan:
- Đơn vị hành chính quốc gia và ranh giới các đơn vị hành chính;
- Bản đồ nền quốc gia (giao thông, thủy văn, địa hình, dân cư, thực vật...);
- Điều tra dân số và thông tin kinh tế - xã hội.
Như vậy cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam.
Có những loại báo cáo nào về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn?
Tại Mục 5.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-10:2014 quy định thì có 09 loại báo cáo sau đây:
(1) Báo cáo kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ
- Tất cả các bộ, ngành, tỉnh (thành phố), các tổ chức hoạt động KPHQBM, các chủ đầu tư và nhà tài trợ phải lập kế hoạch KPHQBM sau chiến tranh báo cáo về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia. Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục A.
- Tất cả các dự án (hạng mục) RPBM ngoài kế hoạch trên phải báo cáo về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia và các cơ quan có liên quan theo quy định hiện hành. Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục B.
(2) Báo cáo năng lực hoạt động
Báo cáo năng lực hoạt động của các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai các hoạt động KPHQBM sau chiến tranh tại Việt Nam phải được gửi về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia (thông qua Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia). Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục C.
(3) Báo cáo kết quả rà phá bom mìn, vật nổ
5.5.3.1. Tổ chức hoạt động RPBM phải định kỳ báo cáo kết quả RPBM (bản đồ số khu vực đã RPBM, báo cáo theo mẫu) về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia (thông qua Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia):
- Kết quả RPBM theo từng tháng;
- Kết quả RPBM theo từng dự án (hạng mục).
* Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục D.
(4) Báo cáo sự cố bom mìn, vật nổ
* Báo cáo tai nạn bom mìn, vật nổ
- Tất cả các sự cố do bom mìn, vật nổ xảy ra trong quá trình triển khai hoạt động RPBM của các tổ chức hoạt động KPHQBM và các tai nạn khác phải được báo cáo về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia thông qua Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia. Thời gian báo cáo không quá 3 ngày kể từ khi xảy ra sự cố.
- Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục E.
* Phát hiện bom mìn, vật nổ còn sót lại
- Tất cả các sự cố do còn sót bom mìn, vật nổ xảy sau trong quá trình triển khai hoạt động RPBM của các tổ chức phải được báo cáo về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia thông qua Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia. Thời gian báo cáo không quá 3 ngày kể từ khi xảy ra sự cố.
- Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục F.
(5) Báo cáo khu vực ô nhiễm bom mìn, vật nổ
- Tổ chức điều tra, khảo sát và cơ quan (đơn vị) liên quan phải báo cáo thông tin về các khu vực ô nhiễm bom mìn, vật nổ về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia thông qua Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia. Nội dung báo cáo bao gồm văn bản thông tin về khu vực ô nhiễm và bản đồ kỹ thuật số của khu vực ô nhiễm. Thời gian không quá 5 ngày sau khi phát hiện ra khu vực ô nhiễm.
- Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục G.
(6) Báo cáo hoạt động giáo dục nhận thức
- Tất cả các hoạt động có liên quan đến giáo dục nhận thức về bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh đều phải báo cáo về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia thông qua Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia. Báo cáo theo chương trình (dự án) và báo cáo định kỳ hàng năm.
- Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục H.
(7) Báo cáo nạn nhân bom mìn, vật nổ
- Tổ chức điều tra, khảo sát và cơ quan (đơn vị) liên quan phải báo cáo thông tin về các các nạn nhân do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia thông qua Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia.
- Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục I.
(8) Báo cáo hoạt động hỗ trợ nạn nhân
- Tất cả các báo cáo về các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bom mìn, vật nổ như phục hồi chức năng, chăm sóc y tế, dịch vụ công cộng, đào tạo nghề tái hòa nhập cộng đồng... Đều phải được định kỳ 6 tháng một lần báo cáo về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia thông qua Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia.
- Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục J.
(9) Báo cáo hoạt động quản lý chất lượng
- Tất cả các báo cáo về kết quả hoạt động quản lý chất lượng của các hoạt động RPBM, tuyên truyền giáo dục và hỗ trợ nạn nhân phải được báo cáo về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia thông quan Cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia. Báo cáo này phải được gửi chậm nhất 7 ngày sau khi chương trình, dự án kết thúc.
- Mẫu báo cáo được nêu trong Phụ lục K.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.