22/5 là ngày gì? Trong phòng chống thiên tai Nhà nước có những chính sách nào theo quy định hiện hành?
Ngày 22/5 là ngày gì? Có phải là Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 89-HĐBT năm 1990 có quy định như sau:
Điều 1. Nay lấy ngày 22-5 hàng năm làm Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam.
Như vậy, ngày 22/5 hằng năm là Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam.
Ngày 22/5 là ngày gì? Trong phòng chống thiên tai Nhà nước có những chính sách nào theo quy định hiện hành? (hình từ internet)
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Điều 2 Quyết định 89-HĐBT năm 1990 có quy định như sau:
Điều 2. Trong Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành có liên quan tổ chức những hoạt động thích hợp, nhằm cổ vũ nhân dân, các cấp và các ngành có liên quan tổ chức những hoạt động thích hợp, nhằm cổ vũ nhân dân, cán bộ chiến sĩ tổng kiểm tra, hoàn tất mọi mặt công tác chuẩn bị phòng, chống lũ, lụt, bão với quyết tâm cao bảo vệ tốt tính mạng và tài sản của nhân dân và của Nhà nước.
Đồng thời tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc tổ chức ngày truyền thống như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
...
Bên cạnh đó năm tròn và năm khác được giải thích tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Như vậy, việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam được thực hiện như sau:
(1) Với các năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”:
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Với các năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Nhà nước có những chính sách gì trong việc phòng chống thiên tai?
Trong việc phòng chống thiên tai, Nhà nước có những chính sách được quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020, gồm:
(i) Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.
(ii) Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai.
(iii) Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.
(iv) Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng, chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống thiên tai.
(v) Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng, chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng, chống thiên tai.
(vi) Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.
(vii) Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.