15 hạng mục phải có trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu theo quy định hiện hành?

Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu (LPƯNC) không cho phép tiến hành việc kiểm tra trực tiếp thì việc kiểm tra hệ thống quy định thế nào? 15 hạng mục phải có trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu theo quy định hiện hành?

Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu không cho phép tiến hành việc kiểm tra trực tiếp thì việc kiểm tra hệ thống quy định thế nào?

Nguyên tắc thiết kế lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN như sau:

Nguyên tắc thiết kế
1. Ưu tiên sử dụng hệ thống, bộ phận thụ động hoặc có đặc tính an toàn nội tại (đặc tính an toàn dựa trên hiệu ứng phản hồi, quá trình và đặc điểm tự nhiên).
2. Phải bảo đảm khả năng kiểm tra trực tiếp và toàn bộ hệ thống quan trọng về an toàn theo thông số thiết kế trong quá trình vận hành thử, sau khi sửa chữa và kiểm tra thường xuyên trong suốt vòng đời của cơ sở LPƯNC.
Trường hợp thiết kế cơ sở LPƯNC không cho phép tiến hành việc kiểm tra trực tiếp và toàn bộ thì phải bảo đảm khả năng kiểm tra gián tiếp và từng phần của hệ thống quan trọng về an toàn với tần suất cụ thể.
3. Phải bảo đảm việc kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống, bộ phận quan trọng về an toàn trong quá trình vận hành phù hợp với giới hạn và điều kiện vận hành an toàn; phải xây dựng luận chứng về sự phù hợp của tần suất, thời gian kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật.
4. Xem xét và xây dựng luận chứng về các biện pháp bảo vệ hệ thống, bộ phận khỏi sai hỏng cùng nguyên nhân.
5. Có giải pháp kỹ thuật để ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả do sai sót của nhân viên, bao gồm cả sai sót trong quá trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống quan trọng về an toàn.

Theo đó, trường hợp thiết kế cơ sở lò phản ứng hạn nhân nghiên cứu không cho phép tiến hành việc kiểm tra trực tiếp và toàn bộ thì phải bảo đảm khả năng kiểm tra gián tiếp và từng phần của hệ thống quan trọng về an toàn với tần suất cụ thể.

15 hạng mục phải có trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu theo quy định hiện hành?

15 hạng mục phải có trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu theo quy định hiện hành? (hình từ internet)

Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải xác định những yếu tố gì?

Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải xác định những yếu tố được quy định tại Điều 9 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, gồm:

- Đặc trưng vật lý - nơtron, thủy nhiệt và các đặc trưng quan trọng về an toàn khác.

- Điều kiện và tần suất kiểm tra sự phù hợp của đặc trưng vật lý - nơtron với thiết kế.

- Chế độ vận hành, giới hạn và điều kiện vận hành, giới hạn và điều kiện vận hành an toàn.

- Danh mục công việc nguy hiểm liên quan đến hạt nhân và biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân khi thực hiện.

- Chỉ số độ tin cậy của hệ thống quan trọng về an toàn và bộ phận thuộc nhóm an toàn cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.

- Danh mục kết cấu xây dựng, thiết bị, phương tiện tự động và các hệ thống, bộ phận khác phải được chứng nhận theo quy định.

- Việc phân loại an toàn cháy, nổ đối với các khu vực trong cơ sở LPƯNC.

- Điều kiện, phạm vi, tần suất kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống quan trọng về an toàn.

- Điều kiện kích hoạt hệ thống an toàn; mức độ tác động bên ngoài yêu cầu dừng lò, đưa lò phản ứng về trạng thái dưới tới hạn.

- Danh mục sự kiện khởi phát các sự cố trong thiết kế và ngoài thiết kế; đánh giá xác suất xảy ra sự cố; kịch bản sự cố.

- Xác suất xảy ra phát thải khẩn cấp lớn nhất được phép từ cơ sở LPƯNC.

- Mức kiềm chế liều, có tính đến đặc thù của khu vực cơ sở LPƯNC.

- Thời hạn vận hành của cơ sở LPƯNC, tuổi thọ và tiêu chí thay thế thiết bị.

Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải bao gồm những hạng mục nào theo quy định hiện hành?

Các hạng mục trong thiết kế được quy định tại Điều 10 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN như sau:

Các hạng mục trong thiết kế
Thiết kế cơ sở LPƯNC bao gồm đủ các hạng mục được quy định tại Phụ lục II Thông tư này. Trong trường hợp thiết kế không bao gồm đủ các hạng mục nói trên, phải xây dựng luận chứng nhằm chứng minh việc thiếu hạng mục đó không gây ảnh hưởng tới an toàn cơ sở LPƯNC.

Dẫn chiếu đến Phụ lục II Thông tư 05/2020/TT-BKHCN quy định việc thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu gồm 15 hạng mục như sau:

(1) Hệ thống vận hành và hệ thống an toàn với cấu hình, chức năng kỹ thuật, có tính đến đặc trưng của cơ sở LPƯNC và phù hợp với các yêu cầu an toàn.

(2) Nơi lưu giữ lâu đài, tạm thời vật liệu hạt nhân.

(3) Nơi lưu trữ, lắp đặt thiết bị thí nghiệm.

(4) Sơ đồ công nghệ - vận chuyển và phương tiện kỹ thuật để nạp và lấy nhiên liệu ra khỏi vùng hoạt, lưu giữ và vận chuyển an toàn vật liệu hạt nhân ra khỏi địa điểm cơ sở LPƯNC.

(5) Kho chứa hoặc khu vực chuyên dụng để lưu giữ an toàn chất thải phóng xạ.

(6) Phương pháp và phương tiện kỹ thuật để thu gom, xử lý, điều kiện hóa và lưu giữ chất thải phóng xạ.

(7) Phương tiện kỹ thuật để vận chuyển chất thải phóng xạ trong phạm vi cơ sở LPƯNC và đến nơi lưu giữ dài hạn chất thải phóng xạ.

(8) Hệ thống làm sạch không khí trước khi thải ra môi trường và hệ thống tẩy xạ nước thải.

(9) Phương tiện kỹ thuật và biện pháp hành chính để ngăn chặn việc tiếp cận trái phép đối với hệ thống quan trọng về an toàn và thông tin về các tham số quan trọng đối với an toàn.

(10) Kỹ thuật tẩy xạ, chia nhỏ và tháo dỡ thiết bị khi chấm dứt hoạt động cơ sở LPƯNC.

(11) Giải pháp và phương tiện kỹ thuật phòng chống cháy, nổ, bao gồm:

- Sử dụng vật liệu xây dựng không cháy hoặc khó cháy;

- Hạn chế tối đa việc sử dụng vật liệu có khả năng gây cháy, nổ;

- Sử dụng vật liệu không phát ra tia lửa khi va chạm trong môi trường có nguy cơ nổ;

- Sử dụng thiết bị điện chống cháy, nổ;

- Sử dụng cáp chống cháy trong hệ thống mà khi vận hành có thể bị cháy và gây ra hỏa hoạn.

(12) Danh mục, số lượng và vị trí lưu trữ phương tiện bảo hộ cá nhân, thuốc và dụng cụ y tế, thiết bị kiểm xạ và kiểm soát liều, thiết bị ứng phó và khắc phục sự cố tại cơ sở LPƯNC.

(13) Phương tiện độc lập ghi và lưu trữ thông tin cần thiết cho việc điều tra sự cố (phương tiện này phải được bảo vệ khỏi sự tiếp cận trái phép và bảo đảm có khả năng hoạt động ngay cả khi xảy ra sự cố trong thiết kế và sự cố ngoài thiết kế).

(14) Giải pháp và phương tiện ứng phó tác động bên trong và bên ngoài.

(15) Tài liệu có phân tích điểm yểu của cơ sở LPƯNC và luận chứng về sự đầy đủ của biện pháp bảo vệ thực thể trong thiết kế cơ sở LPƯNC.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
292 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào