12 đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội? Được thuê nhà ở xã hội trong bao lâu theo quy định hiện nay?

12 đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định hiện nay gồm những đối tượng nào? Được thuê nhà ở xã hội trong bao lâu? Hợp đồng thuê nhà ở xã hội bị chấm dứt trong trường hợp nào?

12 đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?

Căn cứ Điều 76 Luật Nhà ở 2023, 12 đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội bao gồm:

(1) Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

(2) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.

(3) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

(4) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

(5) Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

(6) Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.

(7) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.

(8) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

(9) Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật nhà ở 2023, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật này.

(10) Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

(11) Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

(12) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

12 đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội? Được thuê nhà ở xã hội trong bao lâu?

12 đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội? Được thuê nhà ở xã hội trong bao lâu? (Hình từ Internet)

Được thuê nhà ở xã hội trong bao lâu?

Tại khoản 1 Điều 170 Luật Nhà ở 2023 quy định thời hạn thuê nhà ở như sau:

Thời hạn thuê, giá thuê, cho thuê lại nhà ở
1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà ở theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
...

Căn cứ quy định vừa nêu thì thời hạn thuê nhà ở xã hội do 02 bên tự thỏa thuận.

Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 191 Luật Nhà ở 2023 có quy định về trách nhiệm của Bộ Xây dựng như sau:

Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
...
4. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về nhà ở theo thẩm quyền; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nhà ở, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; ban hành mẫu hợp đồng mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở thuộc tài sản công.

Theo đó, pháp luật quy định Bộ Xây dựng phải ban hành mẫu hợp đồng mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội

Tại Thông tư 05/2024/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (Mẫu số 03 Phụ lục VI Hợp đồng thuê nhà ở xã hội) có nêu rõ: "thời hạn thuê nhà ở Các bên tự thỏa thuận về thời hạn thuê nhưng tối đa không vượt quá 5 năm. Đối với nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn tối đa là 10 năm."

Như vậy, thời hạn thuê nhà ở xã hội do các bên tự thỏa thuận nhưng tối đa không quá 05 năm.

Trường hợp nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn thuê tối đa lên tới 10 năm.

>>> Tải mẫu hợp đồng thuê nhà ở xã hội: TẢI VỀ

Hợp đồng thuê nhà ở xã hội bị chấm dứt trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Mẫu số 03 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD thì các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở xã hội gồm:

(1) Khi hai bên cùng nhất trí chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.

(2) Khi Bên thuê không còn thuộc đối tượng được tiếp tục thuê nhà ở hoặc không có nhu cầu thuê tiếp.

(3) Khi Bên thuê nhà chết mà khi chết không có ai trong hộ gia đình đang cùng chung sống.

(4) Khi Bên thuê không trả tiền thuê nhà liên tục trong ba tháng mà không có lý do chính đáng.

(5) Khi Bên thuê tự ý sửa chữa, đục phá kết cấu, cải tạo hoặc cơi nới nhà ở thuê.

(6) Khi Bên thuê tự ý chuyển quyền thuê cho người khác hoặc cho người khác sử dụng nhà ở thuê.

(7) Khi nhà ở thuê bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ và Bên thuê phải di chuyển ra khỏi chỗ ở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà ở thuê nằm trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(8) Khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của Hợp đồng này (nếu có) hoặc theo quy định pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

302 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào