06 trường hợp kết thúc quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá?

06 trường hợp kết thúc quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá? Câu hỏi của anh L (Hải Phòng)

06 trường hợp kết thúc quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định các trường hợp kết thúc quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ như sau:

- Người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá đã được xóa án tích (có phiếu lý lịch tư pháp, quyết định xóa án tích hoặc văn bản xác định đã được xóa án tích);

- Người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá đã thay đổi nơi cư trú (có văn bản thông báo và chuyển hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá cư trú cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá đến cư trú);

- Người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá đã định cư ở nước ngoài (có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định người chấp hành xong án phạt tù đã định cư ở nước ngoài);

- Người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá mất tích (đã có quyết định của Tòa án tuyên bố về người mất tích);

- Người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá chết (đã có giấy chứng tử hoặc biên bản xác định người chết; quyết định của Tòa án tuyên bố người đã chết);

- Người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá phạm tội mới bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã đi chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ phạm nhân.

Như vậy, trên đây là 06 trường hợp kết thúc quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá.

06 trường hợp kết thúc quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá?

06 trường hợp kết thúc quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá? (Hình ảnh Internet)

Việc đánh giá, phân loại người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá được phân loại theo mấy nhóm?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định đánh giá và phân loại người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá như sau:

Đánh giá và phân loại người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá
1. Người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá được đánh giá và phân loại thành một trong bốn nhóm sau:
a) Nhóm A: Có ý thức chấp hành pháp luật; có điều kiện thuận lợi để tái hòa nhập cộng đồng như đã có việc làm ổn định; sống trong môi trường tốt; có cuộc sống ổn định;
b) Nhóm B: Có ý thức chấp hành pháp luật nhưng còn gặp khó khăn trong tái hòa nhập cộng đồng như: Không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định; cuộc sống gặp khó khăn; bản thân còn tự ti, mặc cảm;
c) Nhóm C: Còn chưa có ý thức chấp hành pháp luật, không thực hiện yêu cầu quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ của tổ chức, người được phân công trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ; còn có những điều kiện, khả năng vi phạm pháp luật như sống ở môi trường phức tạp về an ninh, trật tự; hòan cảnh sống, hòan cảnh gia đình dễ dẫn đến vi phạm pháp luật;
d) Nhóm D: Đang ở trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Như vậy, người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, được đánh giá và phân loại thành 04 nhóm lần lượt là: Nhóm A, Nhóm B, Nhóm C, Nhóm D.

Điều kiện được đề nghị đặc xá của người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn bao gồm điều kiện nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 quy định điều kiện của người được đề nghị đặc xá bao gồm:

Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;

- Đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 14 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù.

Người bị kết án về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; tội phá hoại chính sách đoàn kết; tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; người bị kết án từ 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của Bộ luật Hình sự do cố ý hoặc người bị kết án từ 07 năm tù trở lên về tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy của Bộ luật Hình sự đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần hai thời gian đối với trường hợp bị kết án phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 17 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;

- Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí;

- Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm khác do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá;

- Đã thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người bị kết án phạt tù không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này.

Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này;

- Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự;

- Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 12 Luật Đặc xá 2018.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
900 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào