03 Mẫu Thông báo tổ chức liên hoan tiệc tất niên công ty cuối năm? Người lao động có nghĩa vụ tham gia tiệc tất niên công ty?

03 Mẫu Thông báo tổ chức liên hoan tiệc tất niên công ty cuối năm? Người lao động có nghĩa vụ tham gia tiệc tất niên công ty cuối năm hay không? Quyền của người lao động như thế nào theo Bộ luật Lao động 2019?

03 Mẫu Thông báo tổ chức liên hoan tiệc tất niên công ty cuối năm?

Có thể tham khảo Mẫu Thông báo tổ chức liên hoan tiệc tất niên công ty cuối năm dưới đây:

Mẫu 1: Thông báo Chính thức và Trang trọng

THÔNG BÁO

Về việc tổ chức Tiệc Tất Niên Công Ty năm [Năm]

Kính gửi: Toàn thể CBCNV Công ty

Thời gian: [Ngày/Tháng/Năm], bắt đầu lúc 18:30

Địa điểm: [Tên nhà hàng/Địa điểm]

Chương trình:

18:30 - 19:00: Đón tiếp và tập trung

19:00 - 19:30: Phát biểu của Ban Giám Đốc

19:30 - 21:00: Tiệc tất niên và trao thưởng

21:00 - 22:00: Giao lưu, vui chơi

Mẫu 2: Thông báo Năng động và Thân mật

THÔNG BÁO VUI VẺ: TIỆC TẤT NIÊN SẮP TỚI!

Các chiến binh thân mến của [Tên Công Ty],

Chúng ta sắp có một đêm vui không thể quên:

Thời gian: [Ngày/Tháng/Năm]

Địa điểm: [Địa điểm]

Giờ tập trung: 18:30

Điểm đặc biệt: Trao thưởng, mini game, âm nhạc, và nhiều bất ngờ!

Mẫu 3: Thông báo Chuyên Nghiệp và Chi Tiết

THÔNG BÁO TỔ CHỨC TIỆC TẤT NIÊN

I. Thông tin chung:

Đơn vị: [Tên Công Ty]

Năm: [Năm]

Chủ đề: "Kết Nối - Lan Tỏa - Thành Công"

II. Chi tiết sự kiện:

Thời gian: [Ngày/Tháng/Năm]

Địa điểm: [Địa điểm cụ thể]

Thành phần: Toàn thể CBNV

III. Chương trình:

18:30: Đón tiếp

19:00: Tổng kết thành tựu năm

19:30: Tiệc buffet và giao lưu

21:00: Trao thưởng và hoạt động team building

Lưu ý:

Ăn mặc: Đồng phục công ty hoặc trang phục lịch sự

Đăng ký với bộ phận nhân sự trước [Ngày]

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

03 Mẫu Thông báo tổ chức liên hoan tiệc tất niên công ty cuối năm? Người lao động có nghĩa vụ tham gia tiệc tất niên công ty?

03 Mẫu Thông báo tổ chức liên hoan tiệc tất niên công ty cuối năm? Người lao động có nghĩa vụ tham gia tiệc tất niên công ty? (Hình từ Internet)

Lưu ý: Căn cứ tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo đó, về nghĩa vụ thì người sử dụng lao động không bắt buộc phải tổ chức tiệc cuối năm công ty cho người lao động.

Như vậy, theo quy định nêu trên không bắt buộc công ty phải tổ chức tiệc cuối năm cho người lao động.

Người lao động có nghĩa vụ tham gia tiệc tất niên công ty cuối năm hay không?

Theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nghĩa vụ của người lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
...
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, nghĩa vụ của người lao động bao gồm:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, việc tham gia liên hoan tiệc tất niên cuối năm không phải là nghĩa vụ của người lao động. Tuy nhiên, nếu việc tham gia tiệc tất niên được quy định hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác sẽ trở thành nghĩa vụ của người lao động, bắt buộc phải tham gia.

Quyền của người lao động như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định quyền của người lao động như sau:

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đình công;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
16 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào