Vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai theo quy định của Luật đất đai? Quyền hạn của chủ sở hữu đối với đất đai là gì?
Đại diện của chủ sở hữu về đất đai có những quyền hạn gì theo Luật đất đai?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai như sau:
- Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định mục đích sử dụng đất.
- Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.
- Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.
- Quyết định giá đất.
- Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
- Quyết định chính sách tài chính về đất đai.
- Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, nhân dân là chủ sở hữu và do Nhà nước đại diện quản lý. Theo quy định đã phân tích thì đại diện của chủ sở hữu về đất đai bao gôm các quyền hạn sau: Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định mục đích sử dụng đất; Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; Quyết định giá đất; Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; Quyết định chính sách tài chính về đất đai; Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Quản lý nhà nước về đất đai
Quyền đại diện của chủ sở hữu đất đai được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Đất đai 2013 (lưu ý: cụm từ cấp quốc gia tại khoản 1 Điều này bị thay thế bởi khoản 3 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
- Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
- Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.
- Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
Với quy định định tại Điều 21 Luật đất đai 2013 thì thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai được tiến hành như sau: Quốc hội sẽ thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước, ban hành các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về đất đai; Hội đồng nhân dân các cấp thông qua các quy hoạch, kế hoạch… của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Và cuối cùng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền của mình.
Vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai theo quy định của Luật đất đai?
Căn cứ quy định tại các Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 14. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất
Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Điều 15. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất
1. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
2. Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sau đây:
a) Sử dụng đất ổn định lâu dài;
b) Sử dụng đất có thời hạn.
Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Điều 17. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:
1. Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
2. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
3. Công nhận quyền sử dụng đất.
Điều 18. Nhà nước quyết định giá đất
1. Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất.
2. Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.
Điều 19. Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai
1. Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai.
2. Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
Điều 20. Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.”
Như đã nêu trước đó, trong lĩnh vực đất đai thì Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên Nhà nước sẽ đứng ra chịu trách nhiệm quản lý cho các hoạt động liên quan đến đất đai thông qua các quyền bao gồm: Quyết định mục đích sử dụng đất; Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; Trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; Quyết định giá đất; Quyết định chính sách tài chính về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.