“Trái phiếu Chính phủ Công trình giao thông - thủy lợi” mệnh giá 100.000đ phát hành năm 2004 có ý nghĩa gì? Hiện nay phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm mục đích gì?

Trong lúc tìm lại các giấy tờ của ba mẹ, tôi có thấy tờ giấy ghi là “Trái phiếu Chính phủ Công trình giao thông - thủy lợi” mệnh giá 100.000đ phát hành năm 2004. Cho tôi hỏi, dòng chữ đó có ý nghĩa gì? Trái phiếu chính phủ là gì? Hiện nay phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm mục đích gì? Trái phiếu chính phủ ngày nay có điều kiện gì?

Trái phiếu Chính phủ là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP định nghĩa như sau:

Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.

Dòng chữ ghi trên trái phiếu Chính phủ có ý nghĩa gì?

Trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu Chính phủ

Căn cứ quy định tại Điều 1 Quyết định 28/2004/QĐ-BTC thì phát hành trái phiếu Chính phủ đợt II năm 2004 để đầu tư xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước với tổng số tiền là 8.200 tỷ đồng Việt Nam và 50 triệu đô la Mỹ (USD).

Điều 3 Quyết định 28/2004/QĐ-BTC quy định:

“b- Kỳ hạn trái phiếu: 5 năm.
c- Lãi suất trái phiếu: Do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tại thời điểm phát hành.
d- Thời gian phát hành: từ ngày 15/4/2004 và kết thúc trước ngày 15/6/2004.”

Từ đó cho thấy, trái phiếu này nhà nước phát hành để đầu tư xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước. Đây giống như là một hình thức huy động vốn đầu tư từ nhân dân. 

Hiện nay trái phiếu Chính phủ được phát hành nhằm mục đích gì?

Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 01/2011/NĐ-CP quy định trái phiếu Chính phủ được phát hành cho các mục đích sau:

- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn;

- Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ;

- Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật;

- Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.”

Trái phiếu Chính phủ có các điều kiện và điều khoản gì?

Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định như sau:

(1) Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ:

- Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm.

- Các kỳ hạn khác của trái phiếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ.

(2) Mệnh giá phát hành: Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.

(3) Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam. Trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ, đồng tiền phát hành, thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

(5) Hình thức trái phiếu Chính phủ

- Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành.

- Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu Chính phủ đối với mỗi đợt phát hành.

(5) Lãi suất trái phiếu Chính phủ

- Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.

- Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.

(6) Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu Chính phủ

- Tiền lãi được thanh toán theo định kỳ 06 tháng một lần, hoặc 12 tháng một lần, hoặc thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn cùng với thanh toán gốc. Chủ thể phát hành thông báo cụ thể phương thức thanh toán lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.

- Tiền gốc được thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn hoặc thanh toán trước hạn theo thông báo của chủ thể phát hành đối với từng đợt phát hành.

(7) Phương thức phát hành: Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và phát hành riêng lẻ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định này.

Như vậy, trái phiếu Chính phủ là việc huy động vốn trong nhân dân. Tùy theo nhu cầu và từng thời kỳ mà phát hành các loại trái phiếu phù hợp với mục đích phát triển kinh tế xã hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,963 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào