Yêu cầu về nghiệm thu sau khi lắp đặt máy vận thăng là gì?
Yêu cầu về nghiệm thu sau khi lắp đặt máy vận thăng là gì?
Căn cứ tiểu mục 3.6.6 Mục 3 QCVN 16: 2013/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 40/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
3.6. Yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy vận thăng
...
3.6.6. Yêu cầu về nghiệm thu sau khi lắp đặt máy vận thăng
Đơn vị lắp đặt máy vận thăng phải tiến hành các việc chuẩn bị nghiệm thu bao gồm:
3.6.6.1. Hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật máy vận thăng.
3.6.6.2. Chuẩn bị các điều kiện để máy vận thăng hoạt động.
3.6.6.3. Cùng bên đặt hàng chuẩn bị tải và đảm bảo các điều kiện để nghiệm thu.
3.6.6.4. Việc nghiệm thu máy vận thăng sau lắp đặt nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp của các thông số và kích thước của máy vận thăng với số liệu ghi trong hồ sơ kỹ thuật và mức độ an toàn của máy vận thăng sau lắp đặt. Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra gồm:
3.6.6.4.1. Tải trọng làm việc cho phép.
3.6.6.4.2. Tốc độ làm việc và kích thước lắp ráp.
3.6.6.4.3. Độ chính xác dừng tầng.
3.6.6.4.4. Mức độ làm việc ổn định của các cơ cấu an toàn, hệ thống điều khiển.
3.6.6.5. Nghiệm thu máy vận thăng đủ điều kiện vận hành an toàn phải bao gồm:
3.6.6.5.1. Kiểm tra tổng thể.
3.6.6.5.2. Kiểm tra kỹ thuật thử không tải.
3.6.6.5.3. Thử tải động ở các chế độ:
- Thử tải động ở 100% tải định mức;
- Thử tải động ở 125% tải định mức.
3.6.6.5.4. Thử tải động và kiểm tra bộ phận khống chế vượt tốc.
3.6.6.5.5. Khi khám xét phải kiểm tra tình trạng hoạt động của:
- Bộ dẫn động;
- Các thiết bị an toàn;
- Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu;
- Lồng, đối trọng, ray dẫn hướng;
- Cửa lồng và cửa tầng dừng;
- Cáp (xích) và phần kẹp chặt đầu cáp (xích);
- Các thiết bị điện và thiết bị bảo vệ điện;
- Độ cách điện của thiết bị điện và dây dẫn.
Ngoài ra cần kiểm tra các khoảng cách an toàn, sơ đồ điện và các dụng cụ cần thiết trong buồng máy, các biển chỉ dẫn.
3.6.6.5.6. Khi thử không tải, cần kiểm tra hoạt động các bộ phận sau:
- Bộ dẫn động (phát nhiệt, chảy dầu, hoạt động của phanh);
- Cửa lồng và cửa tầng dừng;
- Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu;
- Các bộ phận an toàn (công tắc hành trình, nút “STOP”, khóa tự động cửa tầng, sàn thao tác).
3.6.6.5.7. Khi công việc lắp đặt máy vận thăng hoàn tất, đơn vị lắp đặt phải lập biên bản nghiệm thu lắp đặt. Nội dung biên bản nghiệm thu phải thể hiện rõ việc kiểm tra, đo đạc và đánh giá kết quả thực tế đối với máy vận thăng.
...
Theo đó, đơn vị lắp đặt máy vận thăng phải tiến hành các việc chuẩn bị nghiệm thu bao gồm các yêu cầu nêu trên.
Yêu cầu về nghiệm thu sau khi lắp đặt máy vận thăng là gì? (Hình từ Internet)
Kiểm định kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy vận thăng như thế nào?
Căn cứ Mục 4 QCVN 16: 2013/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 40/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
4. Kiểm định kỹ thuật an toàn trong sử dụng máy vận thăng
4.1. Máy vận thăng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường theo quy định.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn máy vận thăng phải do tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.
4.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với máy vận thăng:
4.2.1. Chu kỳ kiểm định đối với máy vận thăng là 2 năm một lần.
4.2.2. Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
4.2.3. Khi thay đổi vị trí lắp đặt, máy vận thăng phải được kiểm định lại.
4.3. Các máy vận thăng sau khi kiểm định đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, máy vận thăng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường theo quy định.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn máy vận thăng phải do tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.
Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với máy vận thăng như sau:
- Chu kỳ kiểm định đối với máy vận thăng là 2 năm một lần.
- Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thay đổi vị trí lắp đặt, máy vận thăng phải được kiểm định lại.
Các máy vận thăng sau khi kiểm định đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ kỹ thuật của máy vận thăng bao gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 16: 2013/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 40/2013/TT-BLĐTBXH quy định hồ sơ kỹ thuật của máy vận thăng bao gồm:
- Bản thuyết minh chung phải thể hiện được các yêu cầu sau:
+ Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
+ Kiểu mẫu, mã hiệu, năm sản xuất;
+ Số tầng hoạt động;
+ Tải trọng nâng, số người làm việc cho phép;
+ Bản vẽ sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động, các kích thước của thiết bị và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, cơ cấu hạn chế quá tải, hạn chế hành trình);
+ Các tiêu chuẩn áp dụng của máy vận thăng.
- Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của máy vận thăng, sơ đồ mắc cáp, đối trọng.
- Bản vẽ tổng thể máy vận thăng có ghi các kích thước và thông số chính.
- Quy trình kiểm tra và thử tải, quy trình xử lý, khắc phục sự cố, chế độ kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
- Hướng dẫn sử dụng, lắp đặt và tháo rời.
- Chứng nhận về chất lượng và xuất xứ các bộ phận hợp thành của máy vận thăng.