Yêu cầu vật lý đối với găng tay bằng vật liệu cách điện là gì?
Yêu cầu vật lý đối với găng tay bằng vật liệu cách điện là gì?
Căn cứ theo Mục 5 TCVN 8084:2009 (IEC 60903 : 2002) về Làm việc có điện - Găng tay bằng vật liệu cách điện có quy định về yêu cầu vật lý như sau:
5.1.1 Kết cấu
Tất cả các găng tay có thể có hoặc không có lớp lót, có hoặc không có vỏ bọc ngoài, để bảo vệ chống ăn mòn hoá học, hoặc là các phối hợp đặc biệt để giảm ảnh hưởng của ôzôn. Găng tay cách điện để bảo vệ về điện thường được làm từ chất đàn hồi.
Găng tay kết hợp thường được làm từ chất đàn hồi hoặc nhựa dẻo. Trong trường hợp bị mòn quá mức hoặc hỏng quá mức phần bên ngoài của găng tay kết hợp loại dài làm từ các lớp có màu sắc khác nhau thì lớp màu khác bên dưới sẽ xuất hiện.
5.1.2 Hình dạng
Găng tay phải có miệng găng. Găng tay có thể được chế tạo có hoặc không có mép gập ở miệng găng.
Chú thích: Hình dạng của găng tay được chỉ ra trên Hình 1a. Chữ cái "h" trên Hình 1a thể hiện phần cong của ngón tay ở găng tay có ngón cong. Hình dạng của găng tay bao nhiều ngón được chỉ ra trên Hình 2. Hình dạng của găng tay kết hợp loại dài được chỉ ra trên Hình 1b. Hình dạng của găng tay có miệng găng hình chuông được chỉ ra trên Hình 1c.
5.1.3 Kích thước
Bảng 2 nêu chiều dài tiêu chuẩn của găng tay.
5.1.4 Chiều dày
Chiều dày nhỏ nhất chỉ cần xác định bằng khả năng đạt các thử nghiệm điện môi qui định ở 5.3.
Chiều dày lớn nhất trên bề mặt phẳng của găng tay (không tính phần gân nếu có) phải như trong Bảng 3 để đạt được độ linh hoạt thích hợp.
Bảng 3 – Chiều dày lớn nhất của găng tay
5.1.5 Chất lượng thành phẩm và chất lượng bề mặt
Găng tay không được có các khuyết tật có hại trên cả bề mặt bên trong lẫn bề mặt bên ngoài mà có thể phát hiện khi thử nghiệm và xem xét kỹ lưỡng.
Các bất thường có hại về vật lý được xác định là bất kỳ nét đặc trưng nào phá vỡ tính đồng nhất, độ nhẵn bề mặt như lỗ châm kim, nứt, phồng rộp, vết cắt, chất dẫn bên ngoài dính vào, nhăn, vết kẹp, vết lõm (không khí lẫn vào), gợn nhô lên và các dấu hiệu đúc dễ thấy.
Vùng làm việc được xác định là tất cả các kẽ găng, lòng găng và phía lòng của các ngón tay và ngón cái (xem Hình 4).
Bề mặt lòng găng và ngón tay được thiết kế để cải thiện việc cầm nắm không được xem là bất thường.
Yêu cầu vật lý đối với găng tay bằng vật liệu cách điện là gì?
Yêu cầu đối với việc ghi nhãn lên găng tay bằng vật liệu cách điện như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 TCVN 8084:2009 (IEC 60903 : 2002) về Làm việc có điện - Găng tay bằng vật liệu cách điện có quy định về yêu cầu vật lý như sau:
Từng găng tay được công bố phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải mang nhãn và/hoặc ghi nhãn nêu các thông tin dưới đây:
- ký hiệu IEC 60417-5216 – Thích hợp để làm việc có điện; tam giác kép (xem Hình 5a);
- số hiệu tiêu chuẩn liên quan cùng với năm công bố (TCVN 8084: 2009 hoặc IEC 60903: 2002) liền kề ký hiệu trên;
- tên, thương hiệu hoặc nhận biết của nhà chế tạo;
- loại, nếu thuộc đối tượng áp dụng;
- kích cỡ;
- cấp;
- tháng và năm chế tạo.
Găng tay kết hợp cũng phải được nhận biết bằng ký hiệu về cơ (búa), liền kề với tam giác kép (xem Hình 5b). Chiều dài của búa (x) phải bằng chiều dài của một cạnh của tam giác.
Việc ghi nhãn và/hoặc nhãn phải gần với miệng găng nhưng không gần hơn 2,5 mm.
Nhãn phải rõ ràng và dễ đọc khi nhìn bằng mắt thường hoặc có kính điều chỉnh thị lực nhưng không dùng kính phóng đại.
Ngoài ra, từng găng tay phải có chỗ để người sử dụng hoặc phòng thử nghiệm ghi:
- ngày kiểm tra hiện tại hoặc ngày kiểm tra và thử nghiệm yêu cầu tiếp theo, hoặc
- phương tiện thích hợp khác bất kỳ để nhận biết ngày mà găng tay được đưa vào làm việc và ngày kiểm tra và thử nghiệm định kỳ.
Ghi nhãn hoặc tấm nhãn không được ảnh hưởng xấu đến chất lượng của găng tay, nhãn phải bền và vẫn nhìn thấy được sau khi chịu thử nghiệm độ bền (xem 8.8).
Bất kỳ việc ghi nhãn hoặc tấm nhãn bổ sung nào cũng phải có thoả thuận giữa nhà chế tạo và khách hàng.
Khi sử dụng mã màu cho các ký hiệu, phải tương ứng như sau:
cấp 00 - màu be;
cấp 0 – màu đỏ;
cấp 1 – màu trắng;
cấp 2 – màu vàng;
cấp 3 – màu xanh lá cây;
cấp 4 – màu da cam.
Găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định như thế nào?
Găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định ở tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 24:2014/BLĐTBXH, găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định như sau:
- Găng tay cách điện sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện và thực hiện theo phương thức:
Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong « Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật » ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Găng tay cách điện sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy và ghi nhãn theo quy định hiện hành của Việt Nam, với các thông tin tối thiểu tại Điều 5.7 mục 5 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002), được đóng gói theo quy định tại Điều 5.8 mục 5 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).