Yêu cầu đối với việc ghi nhãn lên găng tay bằng vật liệu cách điện theo TCVN 8084:2009 như thế nào?

Cho tôi hỏi yêu cầu đối với việc ghi nhãn lên găng tay bằng vật liệu cách điện theo TCVN 8084:2009 như thế nào? Câu hỏi của chị H.N (Lâm Đồng)

Yêu cầu đối với việc ghi nhãn lên găng tay bằng vật liệu cách điện theo TCVN 8084:2009 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 5 TCVN 8084:2009 (IEC 60903 : 2002) về Làm việc có điện - Găng tay bằng vật liệu cách điện có quy định về yêu cầu vật lý đối với việc ghi nhãn như sau:

Từng găng tay được công bố phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải mang nhãn và/hoặc ghi nhãn nêu các thông tin dưới đây:

- ký hiệu IEC 60417-5216 – Thích hợp để làm việc có điện; tam giác kép (xem Hình 5a);

- số hiệu tiêu chuẩn liên quan cùng với năm công bố (TCVN 8084: 2009 hoặc IEC 60903: 2002) liền kề ký hiệu trên;

- tên, thương hiệu hoặc nhận biết của nhà chế tạo;

- loại, nếu thuộc đối tượng áp dụng;

- kích cỡ;

- cấp;

- tháng và năm chế tạo.

Găng tay kết hợp cũng phải được nhận biết bằng ký hiệu về cơ (búa), liền kề với tam giác kép (xem Hình 5b). Chiều dài của búa (x) phải bằng chiều dài của một cạnh của tam giác.

Việc ghi nhãn và/hoặc nhãn phải gần với miệng găng nhưng không gần hơn 2,5 mm.

Nhãn phải rõ ràng và dễ đọc khi nhìn bằng mắt thường hoặc có kính điều chỉnh thị lực nhưng không dùng kính phóng đại.

Ngoài ra, từng găng tay phải có chỗ để người sử dụng hoặc phòng thử nghiệm ghi:

- ngày kiểm tra hiện tại hoặc ngày kiểm tra và thử nghiệm yêu cầu tiếp theo, hoặc

- phương tiện thích hợp khác bất kỳ để nhận biết ngày mà găng tay được đưa vào làm việc và ngày kiểm tra và thử nghiệm định kỳ.

Ghi nhãn hoặc tấm nhãn không được ảnh hưởng xấu đến chất lượng của găng tay, nhãn phải bền và vẫn nhìn thấy được sau khi chịu thử nghiệm độ bền (xem 8.8).

Bất kỳ việc ghi nhãn hoặc tấm nhãn bổ sung nào cũng phải có thoả thuận giữa nhà chế tạo và khách hàng.

Khi sử dụng mã màu cho các ký hiệu, phải tương ứng như sau:

cấp 00 - màu be;

cấp 0 – màu đỏ;

cấp 1 – màu trắng;

cấp 2 – màu vàng;

cấp 3 – màu xanh lá cây;

cấp 4 – màu da cam.

Yêu cầu đối với việc ghi nhãn lên găng tay bằng vật liệu cách điện theo TCVN 8084:2009 như thế nào?

Yêu cầu đối với việc ghi nhãn lên găng tay bằng vật liệu cách điện theo TCVN 8084:2009 như thế nào?

Yêu cầu đối với việc đóng gói găng tay bằng vật liệu cách điện theo TCVN 8084:2009 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 5 TCVN 8084:2009 (IEC 60903 : 2002) về Làm việc có điện - Găng tay bằng vật liệu cách điện có quy định về yêu đóng gói như sau:

Từng đôi găng tay phải được đóng trong hộp hoặc bao bì riêng có đủ độ bền để bảo vệ thích hợp cho găng tay khỏi hư hại. Bên ngoài hộp hoặc bao bì phải ghi tên của nhà chế tạo hoặc nhà cung ứng, cấp, loại, kích cỡ, chiều dài và thiết kế miệng găng.

Kiểu đóng gói thích hợp để vận chuyển phải được nhà chế tạo qui định.

Theo yêu cầu của khách hàng, hoặc theo yêu cầu kỹ thuật của quốc gia, thông tin nêu trong Phụ lục E và các hướng dẫn bổ sung hoặc sửa đổi phải có trên bao bì sản phẩm.

Yêu cầu cụ thể về cơ đối với găng tay bằng vật liệu cách điện theo TCVN 8084:2009 là gì?

Căn cứ theo Mục 6 TCVN 8084:2009 (IEC 60903 : 2002) về Làm việc có điện - Găng tay bằng vật liệu cách điện có quy định về yêu cầu về cơ như sau:

- Găng tay cách điện – Khả năng chịu xuyên thủng về cơ

Khả năng chịu xuyên thủng trung bình về cơ phải lớn hơn 18 N/mm, như qui định ở 8.3.2.

- Găng tay kết hợp

+ Khả năng chịu xuyên thủng về cơ

Khả năng chịu xuyên thủng về cơ phải tương ứng với giá trị lực lớn hơn 60 N, như qui định ở 8.3.2.

+ Khả năng chịu mài mòn

Độ mài mòn trung bình, có được từ thử nghiệm khả năng chịu mài mòn, không được lớn hơn 0,05 mg/r, như qui định ở 9.1.

+ Khả năng chịu cắt

Khả năng chịu cắt phải tương ứng với chỉ số tính toán ít nhất bằng 2,5, như qui định ở 9.2.

+ Khả năng chịu xé

Khả năng chịu xé phải tương ứng với giá trị lực trung bình lớn hơn 25 N, như qui định ở 9.3.

Bên cạnh đó, yêu cầu về điện đối với găng tay kết hợp loại dài cũng được quy định cụ thể tại Mục 7 TCVN 8084:2009 (IEC 60903 : 2002) về Làm việc có điện - Găng tay bằng vật liệu cách điện như sau:

Găng tay kết hợp loại dài phải đáp ứng các yêu cầu về điện áp thử nghiệm kiểm chứng ở 5.3, sử dụng qui trình ở 8.4.

Phần của găng tay đến khuỷu tay phải đáp ứng các yêu cầu về khả năng chịu điện áp thử nghiệm ở 5.3, sử dụng qui trình ở 8.4.

Ngoài ra, găng tay kết hợp loại dài phải qua được thử nghiệm dòng điện rò bề mặt như qui định ở Bảng 5 và Điều 10.

Thử nghiệm rò bề mặt được xem là đạt nếu:

- đạt đến điện áp thử nghiệm và duy trì điện áp đó mà không có phóng điện bề mặt trong thời gian thử nghiệm;

- dòng điện rò không vượt quá các giá trị qui định tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian thử nghiệm;

- không có dấu hiệu phóng điện hoặc ăn mòn nhìn thấy được trên bề mặt.

Bảng 5 – Thử nghiệm dòng điện rò bề mặt đối với găng tay kết hợp loại dài

Cấp của găng tay

Điện áp thử nghiệm

kV, giá trị hiệu dụng

Dòng điện rò lớn nhất

mA, giá trị hiệu dụng

1

2

3

10

20

30

10

10

10

Theo quy chuẩn thì găng tay cách điện có bao nhiêu loại?

Găng tay cách điện có bao nhiêu loại thì theo găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định theo Mục 2 QCVN 24:2014/BLĐTBXH cụ thể:

Găng tay được phân loại như sau:

- Theo cấp bao gồm: cấp 00, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4

- Theo thuộc tính riêng

Loại A - khả năng chịu axít

Loại H - khả năng chịu dầu

Loại Z - khả năng chịu Ô Zôn

Loại R - khả năng chịu a xít, dầu, ô zôn

Loại C - Khả năng chịu nhiệt độ cực thấp

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào