Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân của cá nhân cần bộ hồ sơ đề nghị thế nào?

Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân của cá nhân gồm những gì? Tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là gì? Chính sách nhà nước đối với nhà giáo thế nào?

Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân của cá nhân cần bộ hồ sơ đề nghị thế nào?

Theo Điều 13 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định thì hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân của cá nhân gồm: Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân theo Mẫu số 01 của Phụ lục III kèm theo Nghị định 35/2024/NĐ-CP và bản sao các minh chứng tương ứng với tiêu chuẩn đề nghị xét tặng sau:

- Giấy xác nhận/chứng nhận hoặc quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến, bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng bản quyền tác giả;

- Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu; biên bản nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Trang bìa giáo trình, sách chuyên khảo có ghi tên tác giả và nhà xuất bản, lời giới thiệu của nhà xuất bản (nếu có), quyết định thành lập hội đồng thẩm định, quyết định phê duyệt của nhà trường đưa giáo trình, sách chuyên khảo vào sử dụng tại cơ sở đào tạo;

- Quyết định phân công và bìa tài liệu bồi dưỡng, tập bài giảng, tài liệu huấn luyện, chương trình bồi dưỡng, chuyên đề giảng dạy, báo cáo chuyên đề, báo cáo kiến nghị, chương trình, đề án có xác nhận của cấp có thẩm quyền; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế và kỷ yếu khoa học hội thảo quốc gia, quốc tế có phản biện, trang bìa tạp chí, kỷ yếu hội thảo có ghi tên tác giả;

- Quyết định hướng dẫn nghiên cứu sinh, học viên cao học, bác sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú; quyết định công nhận cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú;

- Quyết định cử tham gia bồi dưỡng người học tham dự các kỳ thi quốc gia, quốc tế của cấp có thẩm quyền; tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa, xây dựng chương trình môn học, tài liệu giáo dục địa phương;

- Quyết định tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành;

- Giấy xác nhận các tác phẩm đã được trưng bày, biểu diễn, công diễn, dàn dựng, phát sóng;

- Giấy chứng nhận giải thưởng; bằng chứng nhận hoặc quyết định các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan;

- Công hàm hoặc hợp đồng mời giảng dạy của cơ sở giáo dục nước ngoài có ghi rõ thời gian làm chuyên gia và quyết định cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân của cá nhân cần bộ hồ sơ đề nghị thế nào?

Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân của cá nhân cần bộ hồ sơ đề nghị thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là gì?

Theo Điều 67 Luật Giáo dục 2019 quy định:

Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Theo đó tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là:

- Phải có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ;

- Ngoài ra phải bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Chính sách nhà nước đối với nhà giáo thế nào?

Theo Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định:

Chính sách đối với nhà giáo
1. Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
2. Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.

Đối với nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.

Nhà nước đưa ra các chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào