Xem xét kỷ luật đảng viên là cán bộ phải căn cứ vào đâu?
Xem xét kỷ luật đảng viên là cán bộ phải căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.
2. Thi hành kỷ luật phải đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Đảng.
3. Khi xem xét kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, ý thức, thái độ tự phê bình, tiếp thu phê bình và kết quả sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
4. Một hành vi vi phạm chỉ bị kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Khi cùng một thời điểm xem xét kỷ luật nếu có từ hai hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật cao nhất; không tách riêng từng hành vi vi phạm để thi hành các hình thức kỷ luật khác nhau và kỷ luật nhiều lần.
5. Sau 12 tháng, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
6. Tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan, sai, thì tổ chức đảng ra quyết định kỷ luật phải hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định kỷ luật cho phù hợp; nếu tổ chức đảng không thực hiện thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền quyết định, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đã ra quyết định kỷ luật oan, sai, nếu có vi phạm đến mức phải kỷ luật thì xử lý theo quy định.
...
Như vậy, khi xem xét kỷ luật đảng viên là cán bộ phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, ý thức, thái độ tự phê bình, tiếp thu phê bình và kết quả sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
Xem xét kỷ luật đảng viên là cán bộ phải căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)
Khi nào cán bộ là đảng viên được cho là vi phạm để xem xét kỷ luật đảng viên?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Tổ chức đảng vi phạm: Là tổ chức đảng không làm theo hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn,… của Đảng (gọi chung là chủ trương, quy định của Đảng) và Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư, chỉ thị, quy định, quyết định,... của Nhà nước (gọi chung là pháp luật của Nhà nước).
2. Đảng viên vi phạm: Là đảng viên không làm theo hoặc làm trái chủ trương, quy định của Đảng; pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên.
3. Chức vụ trong Đảng: Là chức vụ của đảng viên được bầu cử; được cấp có thẩm quyền chỉ định, bổ nhiệm, chuẩn y hoặc các chức danh kiêm nhiệm khác theo quy định của Đảng.
...
Theo đó, cán bộ là đảng viên được cho là vi phạm để xem xét kỷ luật đảng viên là cán bộ không làm theo hoặc làm trái chủ trương, quy định của Đảng; pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên.
Các hậu quả do vi phạm của cán bộ là đảng viên gây ra là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
5. Hậu quả do vi phạm của đảng viên gây ra:
5.1. Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại không lớn, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
5.2. Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại lớn, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
5.3. Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
...
Theo đó, các hậu quả do vi phạm của cán bộ là đảng viên gây ra gồm:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại không lớn, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại lớn, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.