Xây dựng chính sách pháp luật thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể?

Để phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể cần thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính sách pháp luật thế nào? Khi nào được xác định là có tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?

Xây dựng chính sách pháp luật thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể?

Theo khoản 2 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1861/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 thì nhiệm vụ xây dựng chính sách pháp luật để phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể như sau:

- Tiếp tục thực hiện vai trò thành viên của Hội đồng Tiền lương quốc gia trong việc xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tương quan với mức lương thị trường, chỉ số giá tiêu dùng để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp; kịp thời thông tin, tuyên truyền chính sách tiền lương của người lao động đối với khu vực doanh nghiệp.

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách điều tiết, quản lý thị trường lao động hiệu quả, tạo điều kiện để dịch chuyển lao động từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất lao động cao hơn, giảm rủi ro, chi phí di chuyển lao động.

- Xây dựng Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao và nâng cao chất lượng việc làm, năng suất, thu nhập người lao động, phát triển kinh tế xã hội; ưu tiên đào tạo các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, kỹ năng tương lai phục vụ ứng dụng cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực của doanh nghiệp tham gia đào tạo, đào tạo lại lao động để giải quyết việc làm tại chỗ, vấn đề thiếu hụt lao động cục bộ, tạo việc làm bền vững, giải quyết việc làm và chính sách đối với lao động trên 35 tuổi bị mất việc làm.

Xây dựng chính sách pháp luật thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể?

Xây dựng chính sách pháp luật thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể? (Hình từ Internet)

Khi nào được xác định là có tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?

Theo Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Tranh chấp lao động
1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
b) Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Theo đó, được xác định là có tranh chấp lao động tập thể về lợi ích khi:

- Tranh chấp phát sinh giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

- Tranh chấp phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể; khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định.

Việc giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Theo Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Theo đó, việc giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào