VUCA là gì? Ví dụ về VUCA? Người lao động bị ảnh hưởng ra sao bởi thời đại VUCA?

VUCA là gì? Ví dụ về VUCA? Thời đại VUCA ảnh hưởng thế nào đến người lao động? Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2024 là bao nhiêu?

VUCA là gì? Ví dụ về VUCA? Thời đại VUCA ảnh hưởng thế nào đến người lao động?

VUCA là một từ viết tắt của bốn đặc tính chính trong thế giới hiện đại bao gồm:

- Volatility (Biến động): Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và thiếu ổn định.

- Uncertainty (Không chắc chắn): Tương lai luôn mông lung và khó dự đoán.

- Complexity (Phức tạp): Các vấn đề trở nên rắc rối hơn, liên quan đến nhiều yếu tố và cá nhân.

- Ambiguity (Mơ hồ): Nhiều tình huống không rõ ràng và có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả một môi trường kinh doanh và xã hội đầy biến động, nơi các doanh nghiệp và cá nhân cần phải thích ứng nhanh chóng để tồn tại và phát triển.

Dưới đây là một số ví dụ về VUCA điển hình:

- Đại dịch COVID-19: Đại dịch đã gây ra sự biến động lớn trong nhiều lĩnh vực, từ y tế, kinh tế đến giáo dục. Các doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa và bán hàng trực tuyến để thích ứng.

- Sự xuất hiện của Uber: Uber đã tạo ra một tình huống VUCA cho các tài xế taxi truyền thống, buộc họ phải thay đổi cách thức hoạt động để cạnh tranh.

- Netflix và ngành công nghiệp giải trí: Netflix đã làm gián đoạn ngành cho thuê video và DVD, gây ra sự biến động và không chắc chắn cho các công ty như Blockbuster.

Những ví dụ này cho thấy cách mà các yếu tố VUCA có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp và cuộc sống hàng ngày.

Thời đại VUCA ảnh hưởng đến người lao động theo nhiều cách khác nhau:

- Áp lực tâm lý và căng thẳng: Sự biến động và không chắc chắn có thể gây ra căng thẳng và lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người lao động.

- Yêu cầu kỹ năng mới: Người lao động cần liên tục cập nhật và nâng cao kỹ năng để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và quy trình làm việc.

- Tăng cường tính linh hoạt: Khả năng thích ứng và linh hoạt trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để duy trì sự ổn định trong công việc.

- Nguy cơ mất việc làm: Trong bối cảnh kinh tế không ổn định, các doanh nghiệp có thể phải cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động.

- Cơ hội phát triển: Mặt khác, thời đại VUCA cũng mang lại cơ hội cho những ai có khả năng sáng tạo và đổi mới, giúp họ nổi bật và tiến xa hơn trong sự nghiệp,

Thông tin mang tính chất tham khảo.

VUCA là gì? Ví dụ về VUCA? Người lao động bị ảnh hưởng ra sao bởi thời đại VUCA?

VUCA là gì? Ví dụ về VUCA? Người lao động bị ảnh hưởng ra sao bởi thời đại VUCA? (Hình từ Internet)

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2024 là bao nhiêu?

Theo Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Tại Mục 5 Thông cáo báo chí thì tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2024 là 2,29%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,01 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,71%; khu vực nông thôn là 2,01%.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động sáu tháng đầu năm 2024 là 2,27%, không đổi so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,68%; khu vực nông thôn là 2%.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý II/2024 là 8,01%, tăng 0,02 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. So với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần do thanh niên là lực lượng trẻ, nhu cầu có việc làm cao hơn, họ bắt buộc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thanh niên thường được trang bị các kiến thức tốt với trình độ cao nên họ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc đúng như ý muốn hơn là làm các công việc tạm thời, thu nhập thấp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,19%; khu vực nông thôn là 6,86%. Trong quý II/2024, cả nước có khoảng 1,3 triệu thanh niên (từ 15-24 tuổi) không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo, chiếm 10,2%. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn là 11,3%, khu vực thành thị là 8,5%; nữ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo là 11,5%; nam là 9,0%.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 6 tháng đầu năm 2024 là 8%, tăng 0,49 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,18%, tăng 0,65 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 6,87%, tăng 0,4 điểm phần trăm.

Như vậy tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2024 là 2,27%, không đổi so với cùng kỳ năm 2023, khu vực thành thị chiếm 2,68%; khu vực nông thôn chiếm 2%.

Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024: TẢI VỀ.

Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh hay huyện?

Tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
...

Và theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
...

Như vậy, nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là trung tâm dịch vụ việc làm chứ không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội.

Người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào