Vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì lao động nam tham gia đóng BHXH bắt buộc được nghỉ hưởng chế độ thai sản là bao lâu từ 01/7/2025?
- Vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì lao động nam tham gia đóng BHXH bắt buộc được nghỉ hưởng chế độ thai sản là bao lâu từ 01/7/2025?
- Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con gồm giấy tờ gì?
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?
Vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì lao động nam tham gia đóng BHXH bắt buộc được nghỉ hưởng chế độ thai sản là bao lâu từ 01/7/2025?
Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con
...
2. Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi;
d) Trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi.
...
Như vậy, lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh đôi phải phẫu thuật được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian là nghỉ 14 ngày làm việc.
Vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì lao động nam tham gia đóng BHXH bắt buộc được nghỉ hưởng chế độ thai sản là bao lâu từ 01/7/2025?
Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con gồm giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản như sau:
Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản
...
5. Hồ sơ đề nghị nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc hưởng trợ cấp một lần đối với lao động nam khi vợ sinh con là bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; trường hợp giấy chứng sinh không thể hiện thông tin về việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì cần thêm bản chính hoặc bản sao văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện thông tin về việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ là bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ có thể hiện thông tin về con chết.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
- Trường hợp giấy chứng sinh không thể hiện thông tin về việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì cần thêm bản chính hoặc bản sao văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện thông tin về việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ là bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ có thể hiện thông tin về con chết.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc;
- Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;
- Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.