Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được nhận mức phụ cấp chức vụ là bao nhiêu?
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hiện nay quy định thế nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng và các Viện nghiệp vụ;
c) Các phòng trực thuộc Văn phòng và Viện nghiệp vụ.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, các Phó Viện trưởng các Viện nghiệp vụ; Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng; Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức và người lao động khác.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có tổ chức bộ máy gồm:
- Ủy ban kiểm sát;
- Văn phòng và các Viện nghiệp vụ;
- Các phòng trực thuộc Văn phòng và Viện nghiệp vụ.
Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được nhận mức phụ cấp chức vụ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được nhận mức phụ cấp chức vụ là bao nhiêu?
Căn cứ Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách Ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13 như sau:
STT | Chức danh | Hệ số | Mức phụ cấp thực hiện 01/7/2023 |
1 | Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội | 1.30 | 2.340.000 |
2 | Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội | 1.30 | 2.340.000 |
3 | Trưởng ban thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội | 1.30 | 2.340.000 |
4 | Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội | 1.30 | 2.340.000 |
5 | Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước | 1.30 | 2.340.000 |
6 | Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương | ||
a/ Mức 1 | 1.05 | 1.890.000 | |
b/ Mức 2 | 1.20 | 2.160.000 | |
7 | Phó Trưởng ban thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội | 1.10 | 1.980.000 |
8 | Các chức danh lãnh đạo thuộc Tòa án nhân dân tối cao: | ||
a/ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao | 1.30 | 2.340.000 | |
b/ Chánh toà Tòa án nhân dân tối cao | 1.05 | 1.890.000 | |
c/ Phó Chánh tòa Tòa án nhân dân tối cao | 0.85 | 1.530.000 | |
9 | Các chức danh lãnh đạo thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: | ||
a/ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao | 1.30 | 2.340.000 | |
b/ Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ, Viện trưởng Viện nghiệp vụ, Cục trưởng Cục điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao | 1.05 | 1.890.000 | |
c/ Phó vụ trưởng Vụ nghiệp vụ, Phó viện trưởng Viện nghiệp vụ, Phó Cục trưởng Cục điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao | 0.85 | 1.530.000 | |
10 | Các chức danh lãnh đạo thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | ||
a/ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 1.20 | 2.160.000 | |
b/ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 1,00 | 1.800.000 | |
c/ Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.90 | 1.620.000 | |
d/ Chánh Văn phòng và cấp trưởng các đơn vị tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.85 | 1.530.000 | |
đ/ Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.70 | 1.260.000 | |
e/ Phó Chánh Văn phòng và cấp phó các đơn vị tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.65 | 1.170.000 | |
g/ Trưởng phòng thuộc Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.55 | 990.000 | |
h/ Trưởng phòng và tương đương thuộc Văn phòng và các đơn vị tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.50 | 900.000 | |
i/ Phó Trưởng phòng thuộc Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.45 | 810.000 | |
k/ Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Văn phòng và các đơn vị tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.40 | 720.000 |
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được nhận mức phụ cấp chức vụ hiện nay là: 1.620.000 đồng/tháng.
Nhiệm vụ của Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải thực hiện là gì?
Căn cứ Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện nghiệp vụ
Viện trưởng Viện nghiệp vụ giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong hoạt động quản lý, điều hành Viện nghiệp vụ. Viện trưởng Viện nghiệp vụ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu, giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Viện nghiệp vụ theo quy định của Quy chế này; giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức nghiên cứu án; chủ động đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về phương hướng, nhiệm vụ trong lĩnh vực công tác của Viện nghiệp vụ, tham gia xây dựng chương trình công tác chung của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; căn cứ vào chương trình công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xây dựng chương trình công tác của Viện nghiệp vụ; tổ chức xây dựng báo cáo, thực hiện sơ kết, tổng kết về công tác chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác của Viện nghiệp vụ theo quy định;
2. Tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về việc thực hiện chính sách cán bộ; quản lý về mặt hành chính, lao động, công tác thi đua - khen thưởng, tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng trong đơn vị;
3. Đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của các Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ; Trưởng, Phó phòng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức, người lao động khác thuộc quyền quản lý; theo dõi, rút kinh nghiệm về công tác nghiên cứu, lập hồ sơ kiểm sát; thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại các phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với loại án được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân công;
4. Giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao theo dõi giải quyết đơn yêu cầu, đề nghị xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; kiểm tra công tác kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm của Kiểm sát viên, có ý kiến vào phiếu kiểm sát bản án trước khi Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định về việc kháng nghị đối với loại án được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân công;
5. Tham mưu lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiến nghị với Tòa án nhân dân cùng cấp hoặc cấp dưới, yêu cầu khắc phục, rút kinh nghiệm đối với các vi phạm trong hoạt động xét xử; đề xuất giải quyết vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật bất hợp lý trong văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật;
6. Giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong việc theo dõi, quản lý tình hình thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát cấp dưới trong lĩnh vực án được giao phụ trách; tổ chức nghiên cứu đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ; góp ý xây dựng pháp luật, giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ của các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới liên quan đến loại án được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân công;
7. Phối hợp với các đơn vị khác trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình và thực hiện nhiệm vụ chung của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cho ý kiến chỉ đạo giải quyết;
8. Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân công tham gia xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên cao cấp theo quy định tại Điều 14 Quy chế này;
9. Sau khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đồng ý và ủy quyền, Viện trưởng Viện nghiệp vụ là Kiểm sát viên cao cấp có thẩm quyền ký các văn bản được quy định tại các Danh mục D và Danh mục E của Quy chế này;
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giao.
Như vậy, Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải thực hiện các nhiệm vụ được quy định như trên.