Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được nhận mức phụ cấp trách nhiệm là bao nhiêu?
Mức phụ cấp trách nhiệm của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 138/2005/QĐ-TTg quy định như sau:
Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (kể cả Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Điều tra viên các cấp và Kiểm tra viên các cấp được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Kiểm sát theo quy định sau đây:
1. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Điều tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Điều tra viên trung cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện và Điều tra viên sơ cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Kiểm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Kiểm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
6. Kiểm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó, hiện nay mức phụ cấp trách nhiệm của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được nhận mức phụ cấp trách nhiệm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chế độ phụ cấp trách nhiệm phải được áp dụng theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-VKSTC-BNV-BTC quy định như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG
...
Nguyên tắc áp dụng
a) Đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này là những người được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào chức danh theo quy định của pháp luật.
b) Cán bộ công chức được bổ nhiệm vào chức danh nào thì hưởng mức phụ cấp trách nhiệm quy định đối với chức danh đó.
c) Trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh trước ngày 01/10/2004 thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày 01/10/2004. Trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh từ ngày 01/10/2004 trở đi thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày được bổ nhiệm.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này không được hưởng phụ cấp trách nhiệm trong thời gian sau
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ;
b) Thời gian đi học ở trong nước không làm nghiệp vụ kiểm sát từ 3 tháng liên tục trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 1 tháng liên tục trở lên;
d) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác.
Theo đó, chế độ phụ cấp trách nhiệm đối phải được áp dụng dựa trên nguyên tắc nêu trên.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 67 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Điều tra hình sự trong Viện kiểm sát nhân dân.
3. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về Điều tra hình sự trong Viện kiểm sát nhân dân.
4. Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về Điều tra hình sự trái với quy định của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật này và pháp luật khác có liên quan.
5. Quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trang bị phương tiện, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ làm công tác Điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu khoa học về công tác Điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
6. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác Điều tra hình sự theo quy định của Chính phủ.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Điều tra theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những trách nhiệm được quy định như trên.