Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định xếp ngạch lương đối với những ngạch nào?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định xếp ngạch lương đối với những ngạch nào?
- Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền và trách nhiệm gì trong việc quản lý biên chế trong ngành Kiểm sát?
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định xếp ngạch lương đối với những ngạch nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Thực hiện chế độ, chính sách
1. Phê duyệt danh sách đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Quyết định xếp ngạch lương khi bổ nhiệm lần đầu sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền và quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với các ngạch: Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp và tương đương.
3. Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, điều chỉnh bậc lương, hưởng phụ cấp, nghỉ hưu, cho thôi việc, chuyên ngành đối với công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Quyết định cho thôi việc, chuyển ngành đối với Chuyên viên cao cấp và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
4. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xếp ngạch lương khi bổ nhiệm lần đầu, nâng bậc lương trước thời hạn đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định xếp ngạch lương khi bổ nhiệm lần đầu sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với các ngạch: Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp và tương đương.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định xếp ngạch lương đối với những ngạch nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 62 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
2. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền và trách nhiệm gì trong việc quản lý biên chế trong ngành Kiểm sát?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Quản lý biên chế
1. Ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Lập kế hoạch biên chế công chức, viên chức và người lao động hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân; phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức hằng năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
4. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định biên chế ngành Kiểm sát nhân dân theo từng giai đoạn.
5. Quyết định phân bổ và điều chỉnh biên chế, số lượng Kiểm sát viên cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phân bổ số lượng người lao động cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo số lượng và yêu cầu công việc cụ thể.
6. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
7. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về biên chế, số lượng, cơ cấu công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân có những thẩm quyền và trách nhiệm sau trong việc quản lý biên chế trong ngành Kiểm sát nhân dân:
- Ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
- Lập kế hoạch biên chế công chức, viên chức và người lao động hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân.
- Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân;
- Phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức hằng năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định biên chế ngành Kiểm sát nhân dân theo từng giai đoạn.
- Quyết định phân bổ và điều chỉnh biên chế, số lượng Kiểm sát viên cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Phân bổ số lượng người lao động cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo số lượng và yêu cầu công việc cụ thể.
- Thanh tra, kiểm tra việc quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về biên chế, số lượng và cơ cấu công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.