Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền quyết định tiếp nhận công chức khi nào?
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền quyết định tiếp nhận công chức khi nào?
Căn cứ theo Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định như sau:
Tuyển dụng, tiếp nhận
1. Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận công chức sau khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt theo quy định về tuyển dụng công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Quyết định cử người hướng dẫn tập sự và áp dụng chế độ chính sách đối với người hướng dẫn tập sự cho công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
3. Ký hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Nghị định số 111 trên cơ sở số lượng được Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao và trên cơ sở tự chủ kinh phí của đơn vị.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền quyết định tiếp nhận công chức sau khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt theo quy định về tuyển dụng công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền quyết định tiếp nhận công chức khi nào? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bầu theo đề nghị của ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 62 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
2. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền và trách nhiệm gì trong việc quản lý biên chế trong ngành Kiểm sát?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Quản lý biên chế
1. Ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Lập kế hoạch biên chế công chức, viên chức và người lao động hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân; phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức hằng năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
4. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định biên chế ngành Kiểm sát nhân dân theo từng giai đoạn.
5. Quyết định phân bổ và điều chỉnh biên chế, số lượng Kiểm sát viên cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phân bổ số lượng người lao động cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo số lượng và yêu cầu công việc cụ thể.
6. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
7. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về biên chế, số lượng, cơ cấu công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân có những thẩm quyền và trách nhiệm sau trong việc quản lý biên chế trong ngành Kiểm sát nhân dân:
- Ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
- Lập kế hoạch biên chế công chức, viên chức và người lao động hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân.
- Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân;
- Phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức hằng năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định biên chế ngành Kiểm sát nhân dân theo từng giai đoạn.
- Quyết định phân bổ và điều chỉnh biên chế, số lượng Kiểm sát viên cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Phân bổ số lượng người lao động cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo số lượng và yêu cầu công việc cụ thể.
- Thanh tra, kiểm tra việc quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về biên chế, số lượng và cơ cấu công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.