Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với những trường hợp nào?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về việc kỷ luật như sau:
Kỷ luật
1. Tạm đình chỉ công tác đối với công chức thuộc quyền quản lý (trừ đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế này) trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật nếu thấy để công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
2. Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật đối với công chức và người lao động thuộc quyền quản lý (trừ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
3. Quyết định một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Cách chức chức danh Kiểm tra viên và các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm;
b) Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chuyên viên chính và tương đương trở xuống; Viện trưởng, Phó Viện trưởng nghiệp vụ và tương đương (trừ hình thức buộc thôi việc đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương); khiển trách, cách cáo, hạ bậc lương đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
4. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với những trường hợp:
- Tạm đình chỉ công tác theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023.
- Các hình thức kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có trách nhiệm gì trong việc phân bổ biên chế?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về việc phân bổ biên chế và quản lý hồ sơ, dữ liệu như sau:
Phân bổ biên chế và quản lý hồ sơ, dữ liệu
1. Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân bổ biên chế cho Văn phòng, Viện nghiệp vụ và các phòng thuộc Văn phòng, Viện nghiệp vụ; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phân bổ biên chế cho các phòng và tương đương, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc.
2. Quản lý, xây dựng hồ sơ, dữ liệu công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có trách nhiệm phân bổ biên chế cho Văn phòng, Viện nghiệp vụ và các phòng thuộc Văn phòng, Viện nghiệp vụ trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền cho thôi giữ chức vụ đối với những ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về việc đánh giá, xếp loại, quy hoạch, bổ nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức công chức và người lao động như sau:
Đánh giá, xếp loại, quy hoạch, bổ nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức công chức và người lao động
1. Đánh giá, xếp loại đối với công, chức và người lao động theo quy định.
2. Xây dựng quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản lý của cấp mình và các đơn vị trực thuộc.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao bổ nhiệm vào ngạch công chức, bổ nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ hoặc tương đương; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện nghiệp vụ và tương đương, Kiểm tra viên, Kế toán trưởng, Phụ trách kế toán thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm vào ngạch công chức, bổ nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chức danh Kiểm tra viên; Kế toán trưởng, Phụ trách kế toán thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giao quyền hoặc phụ trách đơn vị cho Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng thuộc Viện nghiệp vụ hoặc tương đương. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giao quyền hoặc phụ trách đơn vị cho Phó trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền cho thôi giữ chức vụ đối với:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ hoặc tương đương;
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện nghiệp vụ và tương đương;
- Kiểm tra viên, Kế toán trưởng, Phụ trách kế toán thuộc thẩm quyền quản lý.