Viên chức quản lý khi hết thời gian biệt phái có còn đương nhiên là viên chức quản lý không?

Hiện nay có nhiều trường hợp viên chức quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập được biệt phái về làm công chức trong thời hạn nhất định. Vậy khi hết thời gian biệt phái thì các viên chức quản lý này có còn là viên chức quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập cử biệt phái không?

Biệt phái viên chức là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định về biệt phái viên chức như sau:

Biệt phái viên chức
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định:

Biệt phái viên chức
1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Từ các quy định nêu trên, biệt phái viên chức được hiểu là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách

- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Lưu ý: Thời gian biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời gian biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Khi hết thời gian biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi cử viên chức đi biệt phái xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với viên chức.

Viên chức quản lý khi hết thời gian biệt phái có còn đương nhiên là viên chức quản lý không?

Viên chức quản lý khi hết thời gian biệt phái có còn đương nhiên là viên chức quản lý không?

Viên chức quản lý khi hết thời gian biệt phái có còn đương nhiên là viên chức quản lý không?

Căn cứ Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định về biệt phái viên chức như sau:

Biệt phái viên chức
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
...
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 37 Luật Viên chức 2010 quy định:

Bổ nhiệm viên chức quản lý
...
4. Viên chức quản lý được bố trí sang vị trí việc làm khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm.
...

Như vậy, khi viên chức quản lý được biệt phái sang vị trí việc làm khác thì được nhiên thôi chức vụ quản lý đang đảm nhiệm.

Do đó, khi hết thời gian biệt phái muốn tiếp tục giữ vị trí viên chức quản lý thì phải thực hiện quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý nếu như vẫn đảm bảo các yêu cầu theo quy định.

Giáo viên được biệt phái đến Phòng Giáo dục và Đào tạo có được hưởng phụ cấp ưu đãi không?

Theo khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi bao gồm:

- Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

- Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

- Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Đồng thời, điểm b khoản 2 Mục 1 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định, đối tượng quy định tại khoản 1 Mục 1 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng, thì thời gian đó không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi.

Bên cạnh đó, công chức, người làm việc tại Phòng Giáo dục-Đào tạo không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo.

Như vậy, giáo viên thuộc đối tượng đang hưởng phụ cấp ưu đãi tại cơ sở giáo dục công lập, được cử biệt phái đến Phòng Giáo dục và Đào tạo, do thời gian biệt phái không trực tiếp tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng tại cơ sở giáo dục công lập (đơn vị cử biệt phái), nên không được hưởng phụ cấp ưu đãi.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào