Viên chức đang tạm hoãn hợp đồng làm việc thì có phải đóng BHXH bắt buộc không?
Viên chức đang tạm hoãn hợp đồng làm việc thì có phải đóng BHXH bắt buộc không?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
...
4. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
a) Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;
b) Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này.
...
Theo đó, viên chức đang tạm hoãn hợp đồng làm việc thì thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyên, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này.
Như vậy, nếu như không có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian tạm hoãn hợp đồng làm việc thì viên chức không phải đóng BHXH bắt buộc; ngược lại, nếu có thỏa thuận thì phải đóng BHXH bắt buộc.
Viên chức đang tạm hoãn hợp đồng làm việc thì có phải đóng BHXH bắt buộc không? (Hình từ Internet)
Viên chức tham gia BHXH được khiếu nại về các chế độ bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Quyền của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
a) Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
c) Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật;
đ) Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
e) Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
g) Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, viên chức tham gia BHXH có quyền khiếu nại về các chế độ bảo hiểm xã hội.
Viên chức hưởng chế độ BHXH có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình;
c) Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ thông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, quy định khác về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Hoàn trả tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc hưởng không đúng quy định;
c) Định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để thực hiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, viên chức hưởng chế độ BHXH có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, quy định khác về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
- Hoàn trả tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc hưởng không đúng quy định;
- Định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để thực hiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.