Vì sao gần 3,9 triệu người lao động phải làm công việc tự sản tự tiêu trong quý 2 năm 2024?
Vì sao gần 3,9 triệu người lao động phải làm công việc tự sản tự tiêu trong quý 2 năm 2024?
Trong đó theo Mục 7 Thông cáo báo chí thì lao động làm công việc tự sản tự tiêu quý 2 năm 2024 là 3,9 triệu người, giảm 28,5 nghìn người so với quý trước và giảm 19,3 nghìn người người so với cùng kỳ năm trước, trong đó có gần 2,3 triệu người từ 55 tuổi trở lên (chiếm 58,4%).
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng yêu cầu cao về tay nghề, kỹ năng cũng như nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái và thiếu tính ổn định, cơ hội để nhóm lao động này tìm kiếm được công việc tốt là rất khó khăn.
Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, lao động làm công việc tự sản tự tiêu là gần 4 triệu người, giảm 35,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động nữ chiếm 63,8%; lao động ở khu vực nông thôn chiếm 86,8%.
Như vậy theo Tổng cục Thống kê gần 3,9 triệu người lao động phải làm công việc tự sản tự tiêu trong quý 2 năm 2024 bởi vì trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng yêu cầu cao về tay nghề, kỹ năng cũng như nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái và thiếu tính ổn định, cơ hội để nhóm lao động này tìm kiếm được công việc tốt là rất khó khăn.
Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024: TẢI VỀ.
Vì sao gần 3,9 triệu người lao động phải làm công việc tự sản tự tiêu trong quý 2 năm 2024? (Hình từ Internet)
Người lao động chăn nuôi bằng hình thức trang trại có cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi không?
Theo Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Chăn nuôi trang trại
1. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;
b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
đ) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
e) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Theo đó nếu người lao động chăn nuôi bằng hình thức trang trại quy mô lớn thì phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Người lao động làm nghề chăn nuôi bị cấm thực hiện các hoạt động nào?
Theo Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 thì người lao động làm nghề chăn nuôi bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:
- Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
- Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
- Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
- Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
- Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
- Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
- Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
- Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.