Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, cá nhân là lao động duy nhất trong gia đình có được đặc xá hay không?
Cá nhân là lao động duy nhất trong gia đình có được đặc xá vào dịp lễ Quốc khánh 2/9?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Đặc xá 2018 có quy định về thời điểm đặc xá như sau:
Thời điểm đặc xá
1. Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước.
2. Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này.
Tại điểm e khoản 3 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 có quy định như sau:
Điều kiện của người được đề nghị đặc xá
...
3. Người có đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1, các điểm a, c và d khoản 2 Điều này được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
e) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình;
...
Theo đó, cá nhân là lao động duy nhất trong gia đình có thể được xem xét đặc xá vào dịp lễ Quốc khánh 2/9 nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
- Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí;
- Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm khác do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá; (1)
- Đã thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người bị kết án phạt tù không thuộc trường hợp quy định tại mục (1)
Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này.
- Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự;
- Không thuộc một trong các trường hợp không được đề nghị đặc xá quy định tại Điều 12 Luật Đặc xá 2018.
- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong thời gian chấp hành án phạt tù trước khi có quyết định tạm đình chỉ;
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Cá nhân là lao động duy nhất trong gia đình có được đặc xá vào dịp lễ Quốc khánh 2/9? (Hình từ Internet)
Người được đặc xá có được hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau khi ra tù hay không?
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 49/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân
1. Các cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá năng lực, nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân để hướng dẫn họ lập kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng cho bản thân; phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân.
2. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu của phạm nhân, thị trường lao động và điều kiện cụ thể, ba tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân.
3. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao tay nghề để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng.
4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu, tạo việc làm cho họ.
Theo đó, 03 tháng trước khi người được đặc xá chấp hành xong án phạt tù, các cơ sở giam giữ phải lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho người này căn cứ vào 3 yếu tố sau:
- Khả năng của người được đặc xá
- Nhu cầu của người được đặc xá
- Thị trường lao động
- Điều kiện cụ thể
Như vậy, người được đặc xá sau khi ra tù sẽ được hỗ trợ tìm kiếm việc làm.
Người được đặc xá được hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 49/2020/NĐ-CP, người được đặc xá sau khi ra tù sẽ được nhân chính sách hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề từ Nhà nước như sau:
- Được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ cao đẳng, sơ cấp, trung cấp dưới 3 tháng được miễn hoặc giảm học phí. Được hưởng chính sách nội trú, hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền đi lại. Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù không thuộc đối tượng hưởng chế độ này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ xem xét, quyết định việc hỗ trợ đào tạo nghề.
- Được vay vốn đào tạo nghề theo quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách làm việc công. Ngoài ra tùy vào tình địa phương, người chấp hành xong án phạt tù còn có thể được sử dụng các nguồn tín dụng khác để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
- Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù dưới 18 tuổi thì được ưu tiên đào tạo nghề và vay vốn để tạo việc làm. Trẻ em chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định.
- Tùy vào nhu cầu thực tiễn mà Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người chấp hành xong án phạt tù, theo dõi và báo cáo tình trạng việc làm cho cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm.