Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
- Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
- Tên của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được quy định thế nào?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp thế nào?
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 49 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Văn phòng đại diện
1. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có chức năng đại diện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài.
2. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thúc đẩy hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
b) Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;
c) Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục nghề nghiệp đã ký kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;
d) Không được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có tôn chỉ, mục đích hoạt động;
c) Đã có thời gian hoạt động giáo dục nghề nghiệp ít nhất là 05 năm ở nước sở tại;
d) Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
5. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được chấm dứt hoạt động theo đề nghị của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong giấy phép;
b) Bị thu hồi giấy phép do văn phòng đại diện không hoạt động sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép lần đầu hoặc 03 tháng, kể từ ngày được gia hạn giấy phép;
c) Có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
d) Thực hiện những hoạt động ngoài nội dung ghi trong giấy phép;
đ) Vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được chấm dứt hoạt động theo đề nghị của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài.
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Tên của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định:
Tên của văn phòng đại diện
Tên của văn phòng đại diện gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Văn phòng đại diện”, “Tên của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài” và “tại Việt Nam”.
Theo đó, tên của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự:
“Văn phòng đại diện”, “Tên của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài” và “tại Việt Nam”.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;
b) Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
c) Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.
3. Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật này.
4. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học.
5. Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
...
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;
- Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
- Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.