Vận hành máy phân cấp ruột xoắn trong tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn lao động?
Máy phân cấp ruột xoắn phải đáp ứng những quy định gì để đảm bảo an toàn?
Căn cứ Điều 47 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Quy định đối với máy phân cấp ruột xoắn
1. Máy phân cấp ruột xoắn phải có sàn thao tác được chống trơn, bề mặt sàn thấp hơn mép thùng máy tối thiểu 600 mm. Xung quanh bộ phận truyền động của máy phải có lan can bảo vệ và chiều cao không thấp hơn 0,8 m.
2. Trên máy phân cấp phải có lối lên nhỏ và tay vịn lên sàn thao tác. Để đảm bảo an toàn cho cơ cấu trục và cánh xoắn, các chi tiết bảo hiểm đảm bảo yêu cầu của Quy chuẩn này.
Theo đó, máy phân cấp ruột xoắn phải đảm bảo các quy định sau đây:
- Máy phân cấp ruột xoắn phải có sàn thao tác được chống trơn, bề mặt sàn thấp hơn mép thùng máy tối thiểu 600 mm. Xung quanh bộ phận truyền động của máy phải có lan can bảo vệ và chiều cao không thấp hơn 0,8 m.
- Trên máy phân cấp phải có lối lên nhỏ và tay vịn lên sàn thao tác. Để đảm bảo an toàn cho cơ cấu trục và cánh xoắn, các chi tiết bảo hiểm đảm bảo yêu cầu của QCVN 02:2011/BCT.
Vận hành máy phân cấp ruột xoắn trong tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn lao động? (Hình từ Internet)
Vận hành máy phân cấp ruột xoắn trong tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn lao động?
Căn cứ Điều 48 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Vận hành máy phân cấp ruột xoắn
1. Khi máy phân cấp ruột xoắn chạy ổn định thì mới được cấp tải. Phải kiểm tra lượng cặn chuyển tải để điều chỉnh trục xoắn phù hợp, không gây quá tải.
2. Khi máy phân cấp ruột xoắn đang làm việc cấm đứng trên mép thùng máy hoặc thò tay và đưa vật cứng vào vùng làm việc của các cánh xoắn.
Theo đó, để đảm bảo an toàn lao động thì vận hành máy phân cấp ruột xoắn phải tuân thủ quy định như sau:
- Khi máy phân cấp ruột xoắn chạy ổn định thì mới được cấp tải. Phải kiểm tra lượng cặn chuyển tải để điều chỉnh trục xoắn phù hợp, không gây quá tải.
- Khi máy phân cấp ruột xoắn đang làm việc cấm đứng trên mép thùng máy hoặc thò tay và đưa vật cứng vào vùng làm việc của các cánh xoắn.
Để đảm bảo an toàn thì nhà máy tuyển khoáng phải đáp ứng những quy định chung gì?
Căn cứ Điều 4 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Quy định chung đối với nhà máy tuyển khoáng
1. Nơi làm việc trong xưởng tuyển khoáng phải đảm bảo quy định đạt tiêu chuẩn về không gian độ thoáng, độ sáng, môi trường vệ sinh công nghiệp theo quy định hiện hành. Những nơi làm việc đông người hoặc vị trí nguy hiểm phải có biển cảnh báo về an toàn, đề phòng tai nạn. Đường đi lại không đảm bảo an toàn hoặc có thể xảy ra tai nạn phải có rào ngăn và biển báo, bảng chỉ dẫn an toàn và lối thoát hiểm.
2. Nơi làm việc trong các trạm, phòng máy cố định hoặc di động phải có bảng chỉ dẫn (nội quy tóm tắt) về kỹ thuật an toàn; nội quy đó phải được giám đốc đơn vị đó duyệt (hoặc giám đốc nhà máy tuyển khoáng phê duyệt). Biển cảnh báo, chỉ dẫn, nội quy phải treo ở nơi dễ thấy, dễ quan sát, rõ ràng.
3. Các công trình, các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, trang thiết bị vv... trong phạm vi nhà máy tuyển khoáng phải thực hiện theo đúng quy định an toàn và phòng chống cháy.
4. Khi làm việc ở những nơi có khả năng sụt lún, không đảm bảo an toàn thì phải áp dụng những biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn, đồng thời phải quan trắc thường xuyên trạng thái biến động. Nếu thấy có hiện tượng sụt lún, dịch chuyển phải dừng ngay công việc ở những vị trí đó.
5. Khu vực bến bãi, nơi làm việc ngoài trời phải có nhà hoặc mái che tạm thời tránh mưa, nắng, có biện pháp chống say nắng cho người lao động.
6. Xung quanh nhà máy tuyển khoáng phải có rãnh, mương thoát nước, không để cho nước chảy vào nhà máy tuyển, tiết diện rãnh, mương thoát nước đảm bảo thoát được lượng nước tối đa trong mùa mưa.
Những công trình ngầm, phải thiết kế hố tập trung nước và có bơm thoát nước đảm bảo tiêu hết lượng nước tập trung, không được để nước ngập úng trong công trình ngầm.
7. Đường đi lại trong phạm vi nhà máy tuyển khoáng (đường nội bộ) hoặc các đường ống dẫn nước, dầu, khí phải cắt qua đường sắt hoặc đường ôtô hoặc đi phía dưới băng tải thì phải thực hiện theo quy định an toàn của giao thông đường sắt và đường bộ, được cấp có thẩm quyền cho phép; phải có chỉ dẫn, biển báo, có chiếu sáng khi trời tối.
8. Trong nhà máy hoặc xưởng tuyển, lối đi lại phải có đủ ánh sáng theo tiêu chuẩn quy định. Cầu vượt, cầu dẫn phải có lan can, tay vịn chắc chắn. Chiều cao của lan can, tay vịn không được thấp hơn 0,8 m, chiều rộng lối đi không được nhỏ hơn 0,7 m.
9. Nền, sàn công tác có độ dốc đảm bảo yêu cầu, chống trơn trượt, sàn công tác phải có tay vịn. Độ dốc cầu thang và chiều cao bậc cầu thang xây dựng đúng theo tiêu chuẩn hiện hành.
10. Đối với nhà máy tuyển khoáng có bụi, khí độc hoặc khoáng sản dễ cháy:
a) Khi vận chuyển, bốc dỡ khoáng sản có sinh bụi hoặc khí độc phải thực hiện đo đạc, quan trắc theo quy định hiện hành;
b) Nồng độ bụi và khí độc trong không khí ở những nơi làm việc không được cao hơn tiêu chuẩn quy định;
c) Trong mọi trường hợp, khi thấy tỷ lệ khí độc hoặc nồng độ bụi trong không khí cao hơn tiêu chuẩn đã quy định thì phải có các biện pháp làm giảm nồng độ khí độc và bụi để đảm bảo an toàn;
d) Khi sàng tuyển, chế biến những khoáng sản dễ bắt lửa hoặc tự cháy, phải có biện pháp an toàn và hệ thống phòng chữa cháy đảm bảo an toàn.
Theo đó, để đảm bảo an toàn thì nhà máy tuyển khoáng phải đáp ứng những quy định chung được nêu như trên.