Từ ngày 1/9/2023, nhân viên hàng không được xóa án tích sau 05 năm có được trở lại làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không?

Cho tôi hỏi nhân viên hàng không bao gồm những chức danh nào? Nhân viên hàng không được xóa án tích sau 05 năm có được trở lại làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không? Câu hỏi của anh T.B (Hà Nội).

Hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không là gì?

Tại Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:

Hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù
1. Tạm đình chỉ ngay công việc.
2. Hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù quy định tại khoản 1 Điều này không thay thế hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động.

Theo đó, hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không là tạm đình chỉ ngay công việc.

Thông tư nêu rõ, hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù nêu trên không thay thế hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Từ ngày 1/9/2023, nhân viên hàng không được xóa án tích sau 05 năm có được trở lại làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không?

Từ ngày 1/9/2023, nhân viên hàng không được xóa án tích sau 05 năm có được trở lại làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không? (Hình từ Internet)

Từ ngày 1/9/2023, nhân viên hàng không được xóa án tích sau 05 năm có được trở lại làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không?

Tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:

Chế độ lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không được áp dụng chế độ lao động đặc thù theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về hàng không dân dụng.
2. Người sử dụng lao động không được bố trí người lao động là nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động hoặc chấp hành xong các hình phạt trong vụ án hình sự vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không trong thời hạn 05 năm kể từ các thời điểm sau đây:
a) Kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật lao động có hiệu lực đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
b) Kể từ khi được xóa án tích trong vụ án hình sự.

Như vậy, từ ngày 1/9/2023, pháp luật cho phép người sử dụng lao động bố trí nhân viên hàng không được xóa án tích sau 05 năm quay trở lại làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không.

Việc cho phép này sử dụng nhân viên hàng không được xóa án tích quay trở lại làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không là điểm mới đáng chú ý của Thông tư 23/2023/TT-BGTVT, bởi hiện nay tại Điều 6 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT (sẽ bị bãi bỏ từ ngày 1/9/2023) quy định không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng đối với các trường hợp sau:

- Cố ý vi phạm các quy định, nội quy trực tiếp gây tai nạn hàng không hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.

- Bị kết án trong các vụ án hình sự.

- Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân.

- Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa.

- Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác trong quy định.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không, vừa qua Bộ Tư pháp có ý kiến nên sửa Thông tư 46/2013/TT-BGTVT theo hướng không cấm vĩnh viễn nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù trở lại làm công việc cũ. Vì việc cấm vĩnh viễn trở lại công việc cũ khi người đó chấp hành xong bản án, thi hành xong kỷ luật, từ bỏ được ma túy là vi phạm quyền con người.

Do vậy, thông tư được sửa theo hướng sau khi được xóa án tích, sau 5 năm thi hành kỷ luật sẽ được xem xét trở lại làm nhân viên hàng không nếu sức khỏe, khả năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu, không còn nghiện ma túy…

Nhân viên hàng không bao gồm những chức danh nào?

Tại Điều 6 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT có quy định như sau:

Chức danh nhân viên hàng không
1. Thành viên tổ lái bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
2. Giáo viên huấn luyện bay.
3. Tiếp viên hàng không.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên điều độ, khai thác bay.
6. Nhân viên không lưu.
7. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
8. Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.
9. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
10. Nhân viên khí tượng hàng không.
11. Nhân viên thiết kế phương thức bay.
12. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.
13. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
14. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
15. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
16. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.

Như vậy, nhân viên hàng không bao gồm 16 chức danh nêu trên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào