Từ ngày 10/04/2023 số bài thi mà người thi tuyển công chức phải thực hiện khi tham gia dự tuyển là bao nhiêu?
- Từ ngày 10/04/2023 số bài thi mà người thi tuyển công chức phải thực hiện khi tham gia dự tuyển là bao nhiêu?
- Sau khi không đạt kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì người thi tuyển có thể đăng ký thi vòng 1 không?
- Sau khi đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu công chức thì người thi tuyển có thể dùng kết quả đó để làm gì?
Từ ngày 10/04/2023 số bài thi mà người thi tuyển công chức phải thực hiện khi tham gia dự tuyển là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi
Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.
...
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
...
Và theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định tại Nghị định này áp dụng đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức thi tuyển.
Dựa theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2024. Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này khi tham gia thi tuyển công chức không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
...
Theo đó từ 10/04/2023 người đăng ký tuyển dụng công chức qua hình thức thi tuyển phải đăng ký thực hiện bài kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Và theo Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định người thi tuyển phải thi qua 2 vòng thi gồm: Vòng 1 kiểm tra kiến thức, năng lực chung, vòng 2 là thi môn nghiệp vụ chuyên ngành. Nhưng từ 01/08/2024 thì người thi tuyển không phải thi vòng 1 nữa.
Vậy từ 10/04/2023 - 31/07/2024 người thi tuyển công chức có 3 bài thi gồm:
1. Kiểm định chất lượng đầu vào công chức;
2. Kiểm tra kiến thức, năng lực chung;
3. Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.
Trong thời gian này nếu người tham gia dự tuyển đạt kiểm định chất lượng thì không phải thi vòng 1. Và từ ngày 01/08/2024 người dự tuyển chỉ còn thi 2 bài là kiểm định chất lượng đầu vào và thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.
Từ ngày 10/04/2023 số bài thi mà người thi tuyển công chức phải thực hiện khi tham gia dự tuyển là bao nhiêu?
Sau khi không đạt kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì người thi tuyển có thể đăng ký thi vòng 1 không?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
2. Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.
Theo đó việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức được tiếp tục thực hiện theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP đến hết ngày 31/07/2024, như vậy vẫn còn tổ chức thi vòng 1 thì người dự tuyển vẫn có thể đăng ký.
Và từ ngày 01/08/2024 trở đi cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định, như thế có thể hiểu trước ngày 01/08/2024 thì kết quả thi vòng 1 vẫn được chấp nhận.
Vậy khi không đạt kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì người tham gia thi tuyển có thể đăng ký thi vòng 1.
Sau khi đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu công chức thì người thi tuyển có thể dùng kết quả đó để làm gì?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:
Sử dụng kết quả kiểm định
1. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ. Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này trong phạm vi toàn quốc.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức căn cứ kết quả kiểm định công chức để quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và tổ chức thi vòng 2 đối với người đạt kết quả kiểm định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và điểm a, điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây gọi là Nghị định số 138/2020/NĐ-CP).
...
Theo đó người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Và những người đứng dầu tổ chức sẽ căn cứ vào kết quả của bài kiểm định mà tổ chức thi vòng 2 đối với những người đạt kiểm định.