Từ ngày 01/7/2024, đồng loạt tăng lương tối thiểu lên 6% cho người lao động cả nước có đúng không?
- Từ ngày 01/7/2024, đồng loạt tăng lương tối thiểu lên 6% cho người lao động cả nước có đúng không?
- Sau khi tăng lương tối thiểu vùng 6% mà mức lương người lao động thấp hơn mức đã tăng thì phải làm sao?
- Mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng cho người lao động là bao nhiêu?
- Có tăng lương hưu của người lao động khi tăng lương tối thiểu vùng lên 6% hay không?
Từ ngày 01/7/2024, đồng loạt tăng lương tối thiểu lên 6% cho người lao động cả nước có đúng không?
Ngày 12/01/2024 vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia đã có Báo cáo 02/BC-HĐTLQG gửi Chính phủ khuyến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, áp dụng từ 01/7/2024 (đây cũng là thời điểm thực hiện cải cách tiền lương của khu vực công)
Đồng thời, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Xem chi tiết dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: TẢI VỀ.
Trong dự thảo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 01/7/2024, cụ thể:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua sẽ tiến hành áp dụng mức lương tối thiểu mới lên 6% cho người lao động trên cả nước từ 01/7/2024.
Từ ngày 01/7/2024, đồng loạt tăng lương tối thiểu lên 6% cho người lao động cả nước có đúng không?
Sau khi tăng lương tối thiểu vùng 6% mà mức lương người lao động thấp hơn mức đã tăng thì phải làm sao?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.
2. Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo quy định Nghị định 38/2022/NĐ-CP đang có hiệu lực, trường hợp sau khi tiến hành tăng lương tối thiểu vùng mà lương của người lao động đang được trả thấp hơn mức lương tối thiểu đã điều chỉnh thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại:
+ Các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp;
+ Không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Đồng thời, thực hiện điều chỉnh để phù hợp (nếu có) với Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động năm 2024.
Mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng cho người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau: là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường và không được thấp hơn mức lương quy định như trên.
Có tăng lương hưu của người lao động khi tăng lương tối thiểu vùng lên 6% hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người lao động nghỉ hưu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Theo quy định thì lương hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng.
Do đó, nếu tăng mức lương tối thiểu vùng lên 6%, lương của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội có thể tăng. Điều này dẫn đến mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người đó cũng sẽ tăng. Từ đó cũng kéo theo việc tăng lương hưu hằng tháng.
Như vậy, khi tăng lương tối thiểu vùng lên 6%, người tham gia bảo hiểm xã hội cũng sẽ được tăng lương hưu nếu nghỉ hưu sau thời điểm tăng lương và đã có khoảng thời gian hưởng mức lương mới trước đó và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tăng.