Từ năm 2024, muốn hưởng lương hưu tối đa 75% thì người lao động phải đóng bao nhiêu năm bảo hiểm xã hội?
Cách tính lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
...
Như vậy, cách tính lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động được tính như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, để xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng phụ thuộc vào từng đối tượng là nam hay nữ, cụ thể như sau:
(1) Về hưu trước ngày 01/01/2018
Nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 3%
(2) Về hưu từ ngày 01/01/2018
- Đối với lao động nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
- Đối với lao động nam:
+ Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 16 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 17 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 18 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 19 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 20 năm) x 2%.
Lưu ý: Tỷ lệ không vượt quá 75%
Lưu ý: Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:
Theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính cụ thể như sau:
+ Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH= Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của T / (Tx12 tháng)
Thời gian bắt đầu tham gia BHXH | Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH (T) |
Trước ngày 01/01/1995 | 5 năm |
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 | 6 năm |
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 | 8 năm |
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 | 10 năm |
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 | 15 năm |
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 | 20 năm |
Từ 01/01/2025 | Toàn bộ thời gian đóng BHXH |
+ Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
+ Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Từ năm 2024, muốn hưởng lương hưu tối đa 75% thì người lao động phải đóng bao nhiêu năm bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Từ năm 2024, muốn hưởng lương hưu tối đa 75% thì người lao động phải đóng bao nhiêu năm bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng theo lộ trình mỗi năm thêm 03 tháng với nam và 04 tháng với nữ, cho đến đủ 62 tuổi vào năm 2028 đối với lao động nam và đủ 60 tuổi vào năm 2035 với lao động nữ.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, muốn hưởng lương hưu tối đa 75%, lao động nam phải đóng đủ 35 năm bảo hiểm xã hội, còn lao động nữ thì phải đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động là khi nào?
Theo quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong điều kiện bình thường thì thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Với đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.