Tự do tài chính là gì? Công thức tự do tài chính ra sao? Lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thực hiện vào thời gian nào?

Tự do tài chính có nghĩa là gì? Công thức để tự do tài chính ra sao? Thực hiện việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thực hiện vào thời gian nào?

Tự do tài chính là gì? Công thức tự do tài chính ra sao?

Tự do tài chính là trạng thái mà bạn có đủ nguồn lực tài chính để trang trải cho các nhu cầu cuộc sống hàng ngày mà không phải lo lắng về tiền bạc. Điều này có nghĩa là bạn có thể đưa ra các quyết định tài chính mà không bị chi phối bởi áp lực tài chính.

Tự do tài chính không chỉ đơn giản là có nhiều tiền, mà còn là khả năng kiểm soát và quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả. Khi đạt được tự do tài chính, bạn có thể lựa chọn lối sống mong muốn, nghỉ hưu sớm, hoặc theo đuổi đam mê mà không phải lo ngại về thu nhập.

- Một số bước để đạt được tự do tài chính (công thức tự do tài chính) như sau:

+ Thiết lập mục tiêu tài chính rõ ràng.

+ Lập ngân sách và quản lý chi tiêu.

+ Tiết kiệm và đầu tư thông minh.

+ Tạo ra nhiều nguồn thu nhập.

+ Giảm thiểu nợ nần và xây dựng quỹ dự phòng.

Thông tin mang tính chất tham khảo

Tự do tài chính là gì? Công thức tự do tài chính ra sao? Lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thực hiện vào thời gian nào?

Tự do tài chính là gì? Công thức tự do tài chính ra sao? Lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thực hiện vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

Lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thực hiện vào thời gian nào?

Theo khoản 2 Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định:

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
...
2. Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.

Theo đó lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:

- Đơn vị kế toán lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm;

Nếu pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;

- Lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán.

Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;

- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;

- Ngoài ra báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm các loại báo cáo nào?

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định:

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính;
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm các loại báo cáo sau:

- Báo cáo tình hình tài chính;

- Báo cáo kết quả hoạt động;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Thuyết minh báo cáo tài chính;

- Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào