Truyền thông quốc tế là gì? Truyền thông quốc tế ra làm gì? Đạo đức nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông thế nào?
Truyền thông quốc tế là gì? Truyền thông quốc tế ra làm gì?
Truyền thông quốc tế, hay còn gọi là truyền thông toàn cầu hoặc truyền thông xuyên quốc gia, là một lĩnh vực của truyền thông nhằm mục đích truyền tải thông tin đến các nhóm đối tượng ở nước ngoài và xuyên biên giới.
Để làm được điều này, người làm truyền thông quốc tế cần hiểu rõ các khía cạnh như văn hóa, chính trị, xã hội, và kinh tế của các quốc gia khác nhau. Truyền thông quốc tế có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như biển quảng cáo, thông cáo báo chí, bài báo, bài đăng trên mạng xã hội, và diễn văn chính trị.
Ngành truyền thông quốc tế mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng và thú vị. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
- Quảng cáo và Tiếp thị: Làm việc tại các công ty quảng cáo hoặc bộ phận tiếp thị của các doanh nghiệp, giúp xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng cáo quốc tế.
- Quan hệ công chúng (PR): Làm việc tại các công ty PR hoặc bộ phận PR của các tổ chức, giúp quản lý hình ảnh và mối quan hệ của tổ chức với công chúng quốc tế.
- Báo chí và Truyền thông: Làm việc tại các cơ quan báo chí, đài truyền hình, hoặc các trang tin tức trực tuyến, đưa tin và viết bài về các sự kiện quốc tế.
- Truyền thông kỹ thuật số: Làm việc tại các công ty công nghệ hoặc các tổ chức có nhu cầu phát triển nội dung số, quản lý các kênh truyền thông xã hội và các chiến dịch truyền thông số.
- Ngoại giao và Quan hệ quốc tế: Làm việc tại các cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ (NGO), tham gia vào các hoạt động ngoại giao và hợp tác quốc tế.
- Giáo dục và Nghiên cứu: Làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, hoặc các tổ chức giáo dục, giảng dạy và nghiên cứu về truyền thông quốc tế.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Truyền thông quốc tế là gì? Truyền thông quốc tế ra làm gì? Đạo đức nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung đạo đức nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định thì tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
- Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
Nhiệm vụ của viên chức biên tập viên hạng 1 chuyên ngành thông tin và truyền thông là gì?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định nhiệm vụ của viên chức biên tập viên hạng 1 chuyên ngành thông tin và truyền thông như sau:
- Đối với nhiệm vụ của biên tập viên lĩnh vực báo chí:
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài, kịch bản, tác phẩm theo định hướng, kế hoạch đã được phê duyệt;
+ Chủ trì tổ chức, tuyển chọn, biên tập nhằm nâng cao chất lượng tư tưởng, nghệ thuật, khoa học; chịu trách nhiệm về nội dung các bản thảo thuộc lĩnh vực được phân công;
+ Tổ chức viết tin, bài, lời nói đầu, lời tựa, bài phê bình, giới thiệu chuyên mục do mình phụ trách;
+ Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật; theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất;
+ Tổ chức viết nội dung tuyên truyền, quảng bá những tác phẩm thuộc lĩnh vực mình phụ trách; tổ chức điều tra, nghiên cứu dư luận của người xem, người đọc, người nghe, người phê bình về nội dung và hình thức các tác phẩm, bài viết thuộc lĩnh vực được phân công, đề xuất biện pháp xử lý;
+ Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ biên tập; xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho biên tập viên hạng thấp hơn.
- Đối với nhiệm vụ của biên tập viên lĩnh vực xuất bản:
+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch khai thác, tổ chức đề tài bản thảo theo định hướng của nhà xuất bản (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn);
+ Xây dựng đề tài, bản thảo trọng tâm, trọng điểm theo chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản; chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo được phân công;
+ Chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận mĩ thuật, chế bản để đưa bản thảo đi in có nội dung, minh họa, thiết kế, chế bản đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng xuất bản phẩm;
+ Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ biên tập - xuất bản; xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho biên tập viên hạng thấp hơn.