Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát thế nào?

Khái quát truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào? Trách nhiệm của Bộ Tổng Tham mưu trong việc cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội thế nào?

Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát thế nào?

>> Thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng phấn đấu và trưởng thành

>> Bài tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 2024 ý nghĩa

>> Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định Nhà nước

>> Tiết Lập xuân là gì? Lập xuân 2025 ngày bao nhiêu?

>> Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương?

>> Quân đội quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm nào?

>> Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 99/2019/TT-BQP quy định như sau:

Bộ Tổng Tham mưu
1. Là Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.
2. Chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền thực hiện công tác quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao với các nội dung:
a) Tham gia thẩm định các dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, kế hoạch phòng thủ dân sự;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng củng cố thế trận quốc phòng, xây dựng và hoạt động phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự; xây dựng, huy động lực lượng, phương tiện dự bị động viên và động viên công nghiệp; tham mưu thành lập, giải thể trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc các nhà trường Quân đội;
d) Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch, tập huấn, huấn luyện, luyện tập, diễn tập, kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện công tác quốc phòng bộ, ngành Trung ương, địa phương;
3. Chỉ đạo Cục Dân quân tự vệ - Cơ quan giúp việc Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương tham mưu thực hiện các nội dung:
a) Thành lập, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương; phối hợp kiểm tra cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, lĩnh vực quản lý thực hiện công tác quốc phòng, quân sự;
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tập huấn cho cán bộ ban chỉ huy quân sự, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương;
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, tổng kết công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương;
d) Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.

Theo đó, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.

Có thể khái quát truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

“Trung thành, mưu lược, tận tụy, sáng tạo, đoàn kết, hiệp đồng, quyết chiến, quyết thắng”

Trên đây là thông tin về "Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát thế nào?"

>> Triển lãm Quốc phòng quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào thời gian?

>> Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm lực lượng nào?

>> Theo quy định của Luật Quốc phòng, nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, ..., độc lập, tự chủ, tự cường

>> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp...

>> Chi tiết đáp án 03 bộ đề tuần 3 Cuộc thi 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam đầy đủ?

>> Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập ở đâu?

>> Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?

>> Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm

Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát

Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Bộ Tổng Tham mưu trong việc cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội thế nào?

Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 63/2022/TT-BQP quy định như sau:

Trách nhiệm của Bộ Tổng Tham mưu trong việc cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý mẫu chứng chỉ, tem chống giả, việc cấp phôi, thu hồi và hủy bỏ chứng chỉ trong Quân đội.
2. Chỉ đạo Cục Nhà trường
a) Tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý chứng chỉ trong Quân đội.
b) Chịu trách nhiệm trong việc đặt in tem chống giả theo mẫu quy định tại Thông tư này; quản lý, thẩm định và cấp phát tem chống giả cho các nhà trường Quân đội.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra việc quản lý, sử dụng tem chống giả, phôi chứng chỉ, việc in và cấp chứng chỉ tại các nhà trường Quân đội.

Theo đó, Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm trong việc cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội như sau:

- Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý mẫu chứng chỉ, tem chống giả, việc cấp phôi, thu hồi và hủy bỏ chứng chỉ trong Quân đội.

- Chỉ đạo Cục Nhà trường

+ Tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý chứng chỉ trong Quân đội.

+ Chịu trách nhiệm trong việc đặt in tem chống giả theo mẫu quy định tại Thông tư này; quản lý, thẩm định và cấp phát tem chống giả cho các nhà trường Quân đội.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra việc quản lý, sử dụng tem chống giả, phôi chứng chỉ, việc in và cấp chứng chỉ tại các nhà trường Quân đội.

Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam có tính giai cấp không?

Căn cứ theo Mục 4 Quy định 51-QĐ/TW năm 2021 quy định về tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội như sau:

NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI
Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Có tính đảng, tính giai cấp, tính chiến đấu cao.
- Xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tình hình thực tiễn của đất nước, đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự và các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, đi sâu vào các lĩnh vực hoạt động và đời sống của Quân đội, sát với từng đối tượng.
- Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách.
- Có tính quần chúng rộng rãi, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, cá nhân trong Quân đội, các cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức, hội quần chúng ở các cấp.
- Có kế hoạch, chủ động, sáng tạo, thiết thực, cụ thể, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt và cơ bản lâu dài.

Theo nguyên tắc thì khi tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội phải có tính giai cấp.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào