Trường hợp nào tổ chức hội nghị đại biểu công đoàn các cấp?
Trường hợp nào tổ chức hội nghị đại biểu công đoàn các cấp?
Căn cứ tại Mục 7 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định:
Hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp theo Điều 9
7.1. Các trường hợp tổ chức hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể đoàn viên
a. Công đoàn cơ sở thay đổi cơ bản về nhiệm vụ so với nghị quyết đại hội đề ra do đơn vị chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi nội dung hoạt động.
b. Khi khuyết quá một phần hai (1/2) tổng số ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, quá hai phần ba (2/3) tổng số ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở mà ban chấp hành chưa kịp tổ chức bầu cử bổ sung.
c. Có hai phần ba (2/3) số ủy viên ban chấp hành bị tổ chức công đoàn xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
7.2. Trường hợp không thể tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể thì tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng sau khi có ý kiến bằng văn bản của công đoàn cấp trên trực tiếp, số lượng, thành phần đại biểu dự hội nghị ban chấp hành mở rộng do ban chấp hành triệu tập hội nghị quyết định.
7.3. Số lượng đại biểu chính thức dự hội nghị, trình tự nội dung, các cơ quan điều hành và thẩm tra tư cách đại biểu tại hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể thực hiện như Mục 6.6, Mục 6.7 và Mục 6.8 của Hướng dẫn này.
Theo đó, các trường hợp tổ chức hội nghị đại biểu công đoàn các cấp là:
- Công đoàn cơ sở thay đổi cơ bản về nhiệm vụ so với nghị quyết đại hội đề ra do đơn vị chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi nội dung hoạt động.
- Khi khuyết quá một phần hai (1/2) tổng số ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên, quá hai phần ba (2/3) tổng số ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở mà ban chấp hành chưa kịp tổ chức bầu cử bổ sung.
- Có hai phần ba (2/3) số ủy viên ban chấp hành bị tổ chức công đoàn xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Trường hợp nào tổ chức hội nghị đại biểu công đoàn các cấp?
Hội nghị đại biểu công đoàn các cấp có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp
1. Những nơi xét thấy cần thiết và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể. Trường hợp không thể tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể thì có thể tổ chức hội nghị ban chấp hành công đoàn mở rộng sau khi có sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.
2. Nhiệm vụ của hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp
a. Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội, bổ sung phương hướng nhiệm vụ và thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động của công đoàn.
b. Bầu cử bổ sung ban chấp hành và bầu đại biểu đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên (nếu có).
3. Đại biểu dự hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 8 Điều lệ này.
Theo đó, hội nghị đại biểu công đoàn các cấp có các nhiệm vụ sau đây:
- Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội, bổ sung phương hướng nhiệm vụ và thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động của công đoàn.
- Bầu cử bổ sung ban chấp hành và bầu đại biểu đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên (nếu có).
Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm mấy cấp?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Công đoàn 2024 quy định:
Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam
1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp sau đây:
a) Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
b) Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
c) Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
d) Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập và xác định cấp công đoàn đối với công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trên cơ sở quyết định của Quốc hội về thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
...
Theo đó, hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm 04 cấp. Cụ thể như sau:
* Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
* Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
* Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
* Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.