Trường hợp nào người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài được công nhận tương đương?
Trường hợp nào người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài được công nhận tương đương?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định:
Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
Người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
1. Có văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập;
2. Có văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề Thừa phát lại đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
Theo đó, các trường hợp người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài được công nhận tương đương là:
- Có văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập;
- Có văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề Thừa phát lại đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
Trường hợp nào người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài được công nhận tương đương?
Hồ sơ đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định:
Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
...
3. Người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 2 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, 3 Điều này được nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Học viện Tư pháp. Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo, khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
5. Thời gian đào tạo nghề Thừa phát lại là 06 tháng; thời gian bồi dưỡng nghề Thừa phát lại là 03 tháng.
6. Người có yêu cầu công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản dịch đã được công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
7. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại; việc công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài.
Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài gồm:
- Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Bản dịch đã được công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Hiện nay cơ quan nào có trách nhiệm đào tạo nghề Thừa phát lại?
Căn cứ tại Điều 66 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra về Thừa phát lại;
c) Bồi dưỡng, đào tạo nghề Thừa phát lại;
d) Ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
đ) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Thừa phát lại;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
g) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Bộ Tư pháp có trách nhiệm đào tạo nghề Thừa phát lại.