Trước 31/12/2024 phải thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về việc rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý ra sao?
Trước 31/12/2024 phải thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về việc rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý ra sao?
Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đã kết luận việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập.
Do đó cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và Nghị quyết 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành có hiệu lực kể từ ngày 27/08/2024.
Tại tiểu mục 3 Mục 6 Bảng phân công nhiệm vụ cụ thể hóa Kế hoạch kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024, trước ngày 31/12/2024, các Bộ, ngành, trung ương có nhiệm vụ tiếp tục rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
* Xem toàn bộ Quyết định 918 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 83 và Nghị quyết 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ
Trước 31/12/2024 phải thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang về việc rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý ra sao? (Hình từ Internet)
Đến 2025, mục tiêu cụ thể của cải cách tiền lương đối với khu vực công là gì?
Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
2. Mục tiêu
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
...
Theo đó, mục tiêu cụ thể đối với khu vực công đến năm 2025 là tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Cơ sở để tăng lương khi cải cách tiền lương là gì?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định như sau:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
1. Quan điểm chỉ đạo
1.1. Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
1.2. Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
...
Theo đó, cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành.
Tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, phải lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.