Trung tâm Y tế huyện có nhiệm vụ quyền hạn gì trong việc đào tạo bồi dưỡng nhân lực y tế?
Trung tâm Y tế huyện có nhiệm vụ quyền hạn gì trong việc đào tạo bồi dưỡng nhân lực y tế?
Theo Điều 4 Thông tư 32/2024/TT-BYT quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
10. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế:
a) Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, cộng tác viên dân số và các đối tượng khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Là cơ sở đào tạo thực hành theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện việc mua, tiếp nhận, cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, phương tiện tránh thai, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, vật tư thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo quy định của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các dự án, chương trình thuộc lĩnh vực y tế, dân số theo quy định của cấp có thẩm quyền; thực hiện kết hợp quân - dân y theo đặc điểm, tình hình thực tế và theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế xã và các tổ chức khác thuộc Trung tâm Y tế huyện (nếu có) theo quy định của pháp luật.
14. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; ứng dụng phát triển khoa học kỹ thuật trong hoạt động chuyên môn.
15. Thực hiện các nhiệm vụ về công tác xã hội, quản lý chất lượng, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hợp tác quốc tế theo tình hình thực tế và theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo; xây dựng, tổng hợp, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về y tế, dân số theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền giao.
Theo đó Trung tâm Y tế huyện có nhiệm vụ quyền hạn trong việc đào tạo bồi dưỡng nhân lực y tế như sau:
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
- Tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, cộng tác viên dân số và các đối tượng khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
- Là cơ sở đào tạo thực hành theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Y tế huyện có nhiệm vụ quyền hạn gì trong việc đào tạo bồi dưỡng nhân lực y tế? (Hình từ Internet)
Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ y tế chuyên trách đỡ đẻ ở trung tâm y tế có dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Theo khoản 2 Mục 3 Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định:
III. KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ PHỤ CẤP
1. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp trách nhiệm công việc do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp trách nhiệm công việc do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
2. Cách chi trả phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Theo đó phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ y tế chuyên trách đỡ đẻ ở trung tâm y tế không dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Những khoản phụ cấp nào bị bãi bỏ khi cải cách tiền lương?
Theo khoản 3.1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, phụ cấp đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ bị bãi bỏ khi cải cách tiền lương gồm:
- Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
- Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
- Phụ cấp đặc thù (trừ lực lượng vũ trang).