Trực tiếp đào tạo VĐV lập thành tích tại Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic, HLV được thưởng bao nhiêu tiền?
- Mức thưởng đối với HLV trực tiếp đào tạo VĐV lập thành tích tại Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic là bao nhiêu?
- Kinh phí chi trả tiền thưởng cho HLV trực tiếp đào tạo VĐV lập thành tích tại Thế vận hội dành cho Người khuyết tật (Paralympic games) lấy từ đâu?
- Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic ra đời vào năm nào?
Mức thưởng đối với HLV trực tiếp đào tạo VĐV lập thành tích tại Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 152/2018/NĐ-CP thì mức thưởng đối với huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên lập thành tích tại Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic được quy định như sau:
- Mức thưởng chung bằng mức thưởng đối với VĐV: Đối với HLV trực tiếp đào tạo vận động viên lập thành tích trong Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic (Paralympic games) có nội dung thi đấu cá nhân
- Mức thưởng chung bằng mức thưởng đối với VĐV đạt giải nhân với số lượng HLV: Đối với HLV trực tiếp đào tạo đội tuyển thi đấu lập thành tích trong Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic (Paralympic games) có môn hoặc nội dung thi đấu tập thể. Quy tắc thưởng được tính như sau:
+ Dưới 04 VĐV tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 01 HLV;
+ Từ 04 đến 08 VĐV tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 02 HLV;
+ Từ 09 đến 12 VĐV tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 03 HLV;
+ Từ 13 đến 15 VĐV tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 04 HLV;
+ Trên 15 VĐV tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 05 HLV;
- Tỷ lệ phân chia tiền thưởng đối với các HLV được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ HLV trực tiếp huấn luyện đội tuyển được hưởng 60%;
+ HLV trực tiếp đào tạo vận động viên ở cơ sở trước khi tham gia đội tuyển được hưởng 40%.
Trực tiếp đào tạo VĐV lập thành tích tại Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic, HLV được thưởng bao nhiêu tiền?
Kinh phí chi trả tiền thưởng cho HLV trực tiếp đào tạo VĐV lập thành tích tại Thế vận hội dành cho Người khuyết tật (Paralympic games) lấy từ đâu?
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 152/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí chi trả cho các chế độ quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm theo chế độ hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia đạt thành tích thi đấu tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế;
b) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên thuộc bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao quốc gia và các giải thi đấu thể thao của bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
...
Như vậy, kinh phí chi trả tiền thưởng cho HLV trực tiếp đào tạo VĐV lập thành tích tại Thế vận hội dành cho Người khuyết tật (Paralympic games) lấy từ dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm.
Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic ra đời vào năm nào?
Lịch sử của Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic bắt đầu từ năm 1948, khi Sir Ludwig Guttmann tổ chức một cuộc thi thể thao cho các cựu chiến binh Anh bị chấn thương cột sống tại Stoke Mandeville, Anh. Sự kiện này được gọi là Stoke Mandeville Games và được coi là tiền thân của Thế vận hội Paralympic.
Năm 1960, Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic chính thức đầu tiên được tổ chức tại Rome, Ý, với sự tham gia của 400 vận động viên từ 23 quốc gia. Từ đó, Thế vận hội Paralympic đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng, thu hút hàng ngàn vận động viên khuyết tật từ khắp nơi trên thế giới.
Các sự kiện Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic được tổ chức song song với Thế vận hội Olympic và bao gồm cả Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông.
Không giống như năm vòng tròn Olympic, biểu tượng của Paralympic là ba vòng Agitos (trong tiếng Latinh có nghĩa là: “Tôi chuyển động”) có các màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây, đó là những màu sắc đại diện được sử dụng rộng rãi nhất trong quốc kì của các quốc gia. Ba vòng Agitos tụ lại một điểm trung tâm chính là biểu trưng cho các vận động viên từ mọi nơi trên thế giới tụ họp lại.
Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 sẽ diễn ra trong vòng 12 ngày, từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9 tại Paris, Pháp
Căn cứ theo khoản 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 thì năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo