Trong quá trình sử dụng thiết bị bốc rót tại kho kiểu nâng trong tuyển khoáng cấm thực hiện những hành vi nào?

Trong quá trình sử dụng thiết bị bốc rót tại kho kiểu nâng trong tuyển khoáng cấm thực hiện những hành vi nào?

Trong quá trình sử dụng thiết bị bốc rót tại kho kiểu nâng trong tuyển khoáng cấm thực hiện những hành vi nào?

Căn cứ Điều 117 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:

Quy định về thiết bị bốc rót tại kho kiểu nâng
1. Vận hành và sửa chữa thiết bị bốc rót vật liệu kiểu nâng (bao gồm cầu poóc tích, cầu trục, cần cẩu bánh lốp, máy xúc bánh lốp) phải tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng hiện hành.
2. Trước khi đưa vào vận hành lần đầu, thiết bị bốc rót tại kho kiểu nâng phải được kiểm nghiệm toàn bộ. Thiết bị bốc rót kiểu nâng tại kho đang sử dụng phải được kiểm nghiệm định kỳ theo quy định. Sau khi thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, chi tiết quan trọng như kết cấu kim loại, cáp, móc, phanh vv... phải tiến hành kiểm tra và vận hành thử có tải trước khi đưa vào sử dụng.
3. Khi cấp tải và dỡ vật liệu cho các phương tiện vận tải phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện.
4. Người buộc hoặc tháo móc tải chỉ được phép đến gần khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1 m tính từ mặt sàn chỗ người đứng.
5. Không di chuyển tải khi khoảng cách từ tải tới các vật phía dưới nhỏ hơn 0,5 m. Không được dùng đầu trục để đẩy, kéo các thiết bị khác.
6. Người làm việc trên ca bin và dưới mặt đất phải hiểu biết rõ các tín hiệu được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng hiện hành.
7. Trong quá trình sử dụng thiết bị, cấm:
a) Người lên hoặc xuống thiết bị bốc rót kiểu nâng tại kho khi thiết bị đang hoạt động;
b) Người đi, đứng, ngồi trong vùng hoạt động của thiết bị bốc rót;
c) Nâng hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;
d) Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc móc tải không cân, thiếu móc;
e) Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết với các vật khác;
g) Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn;
h) Cẩu với, kéo lê tải;
i) Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.

Theo đó, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị bốc rót tại kho kiểu nâng, nghiêm cấm thực hiện những công việc sau:

- Người lên hoặc xuống thiết bị bốc rót kiểu nâng tại kho khi thiết bị đang hoạt động;

- Người đi, đứng, ngồi trong vùng hoạt động của thiết bị bốc rót;

- Nâng hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;

- Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc móc tải không cân, thiếu móc;

- Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết với các vật khác;

- Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn;

- Cẩu với, kéo lê tải;

- Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.

Trong quá trình sử dụng thiết bị bốc rót tại kho kiểu nâng trong tuyển khoáng cấm thực hiện những hành vi nào?

Trong quá trình sử dụng thiết bị bốc rót tại kho kiểu nâng trong tuyển khoáng cấm thực hiện những hành vi nào? (Hình từ Internet)

Người làm việc tại thiết bị bốc rót phải đảm bảo quy định gì?

Căn cứ Điều 119 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:

Quy định đối với người làm việc tại thiết bị bốc rót
1. Cấm người không có nhiệm vụ lên thiết bị bốc rót tại kho. Khi lên xuống, đi lại phải đi theo lối quy định. Cấm thò đầu, tay hoặc chân vào phạm vi chuyển động của cabin.
2. Người muốn vào cabin phải đứng tại sàn đi lại, báo hiệu cho người điều khiển thiết bị bốc rót trong ca bin biết. Chỉ khi được người điều khiển đồng ý mới vào cabin, sau đó phải đóng ngay cửa ra vào, đứng vào nơi an toàn. Cấm thò đầu, tay, chân ra ngoài.
3. Chỉ được nâng hạ thùng xe khi người móc cáp đứng ở vị trí an toàn. Không được để các bộ phận của cầu trục và bộ phận mang tải va đập vào phương tiện hoặc các thiết bị khác. Khi thay đổi bộ phận mang tải phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn.
4. Khi dùng cầu trục cấp tải vào toa xe, người dưới đất phải đứng cách toa xe ít nhất 3 m; khi dỡ tải gàu xúc phải cao hơn mặt thành toa xe 0,3 - 0,5 m.
5. Khi có hai người cùng làm việc, phải phân công người chịu trách nhiệm chính và phải thường xuyên quan sát được công việc của nhau.
6. Nghiêm cấm nâng các vật quá tải trọng cho phép của thiết bị bốc rót tại kho.

Theo đó, người làm việc tại thiết bị bốc rót phải tuân thủ các quy định sau:

- Cấm người không có nhiệm vụ lên thiết bị bốc rót tại kho. Khi lên xuống, đi lại phải đi theo lối quy định. Cấm thò đầu, tay hoặc chân vào phạm vi chuyển động của cabin.

- Người muốn vào cabin phải đứng tại sàn đi lại, báo hiệu cho người điều khiển thiết bị bốc rót trong ca bin biết. Chỉ khi được người điều khiển đồng ý mới vào cabin, sau đó phải đóng ngay cửa ra vào, đứng vào nơi an toàn. Cấm thò đầu, tay, chân ra ngoài.

- Chỉ được nâng hạ thùng xe khi người móc cáp đứng ở vị trí an toàn. Không được để các bộ phận của cầu trục và bộ phận mang tải va đập vào phương tiện hoặc các thiết bị khác. Khi thay đổi bộ phận mang tải phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn.

- Khi dùng cầu trục cấp tải vào toa xe, người dưới đất phải đứng cách toa xe ít nhất 3 m; khi dỡ tải gàu xúc phải cao hơn mặt thành toa xe 0,3 - 0,5 m.

- Khi có hai người cùng làm việc, phải phân công người chịu trách nhiệm chính và phải thường xuyên quan sát được công việc của nhau.

- Nghiêm cấm nâng các vật quá tải trọng cho phép của thiết bị bốc rót tại kho.

Trước khi có giông bão phải làm gì để đảm bảo an toàn máy bốc rót kiểu băng tải?

Căn cứ Điều 120 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:

Quy định về máy bốc rót kiểu băng tải
1. Vận hành và sửa chữa thiết bị bốc rót kiểu băng tải: Máy bốc đống, máy đánh đống phải tuân theo các điều 21, điều 22 của Quy chuẩn này và theo đúng yêu cầu của nhà chế tạo cùng với quy trình vận hành do giám đốc đơn vị sử dụng thiết bị ban hành.
2. Nếu phải bốc xúc những vật liệu quá cứng, cần bố trí thiết bị xúc, gạt hỗ trợ.
3. Khi hệ thống máy bốc rót kiểu băng tải làm việc và di chuyển phải có biện pháp đề phòng va chạm với các thiết bị khác.
4. Đối với các thiết bị đổ đống, bốc đống kiểu băng tải phải có đầy đủ trang thiết bị phòng chống giông bão như cơ cấu phanh, hệ thống neo xích, kẹp ray vv...
5. Trước khi có giông bão phải di chuyển thiết bị về nơi quy định và thực hiện các thao tác gông, kẹp theo đúng quy trình do giám đốc đơn vị sử dụng ban hành. Thực hiện khoá hãm phanh các cơ cấu di chuyển máy, các má phanh phải bó khít vào các puly phanh. Các cơ cấu neo xích phải đảm bảo căng, chắc.

Theo đó, trước khi có giông bão phải di chuyển thiết bị về nơi quy định và thực hiện các thao tác gông, kẹp theo đúng quy trình do giám đốc đơn vị sử dụng ban hành. Thực hiện khoá hãm phanh các cơ cấu di chuyển máy, các má phanh phải bó khít vào các puly phanh. Các cơ cấu neo xích phải đảm bảo căng, chắc.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào