Trình tự, thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Tài chính ra sao?

Tôi muốn hỏi trình tự, thủ tục đánh giá chất lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ra sao? Câu hỏi của chị Khuê (Quảng Trị).

Thời điểm đánh giá công chức viên chức thuộc Bộ Tài chính là khi nào?

Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 quy định về thời điểm đánh giá như sau:

Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm
1. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức hằng năm được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ thì Hiệu trưởng (Giám đốc) quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức hàng năm của đơn vị theo năm học hoặc theo năm dương lịch; trường hợp đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo năm học thì thời điểm tiến hành đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức trước ngày 15 tháng 9 hằng năm.
2. Căn cứ tình hình thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và xếp loại đảng viên trong tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tại Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định của pháp luật và Quy chế này.

Như vậy, thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng công chức viên chức thuộc Bộ Tài chính là trước 15 tháng 12 hằng năm.

Đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ thì Hiệu trưởng (Giám đốc) quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức hàng năm của đơn vị theo năm học hoặc theo năm dương lịch; trường hợp đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo năm học thì thời điểm tiến hành đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức trước ngày 15 tháng 9 hằng năm.

 đánh giá xếp loại chất lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Tài chính

Đánh giá xếp loại chất lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Tài chính

Nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức thuộc Bộ Tài chính là gì?

Căn cứ theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 quy định về nội dung đánh giá như sau:

Các nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức
Khi thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức, người có thẩm quyền căn cứ vào kế hoạch công tác năm của đơn vị, bảng phân công cụ thể công việc của cơ quan, đơn vị và các công việc được phân công trên hệ thống quản lý văn bản của từng công chức, viên chức để đánh giá tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ với các nội dung sau:
1. Tỷ lệ khối lượng công việc, mức độ phức tạp, chất lượng và hiệu quả của công việc công chức, viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của cơ quan, đơn vị; so với các công chức, viên chức khác.
2. Tỷ lệ phần trăm khối lượng công việc đã hoàn thành của công chức, viên chức về tiến độ, chất lượng; không có sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ so với tổng khối lượng công việc được giao của mỗi công chức, viên chức.
3. Tỷ lệ phần trăm công việc hoàn thành vượt mức về tiến độ và khối lượng so với kế hoạch, bảo đảm chất lượng tốt.
4. Khối lượng, tỷ lệ, tiến độ, chất lượng công việc đột xuất, phát sinh.
5. Khối lượng, tỷ lệ, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm (nếu có).
6. Tham gia học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu, viết chuyên đề, tham luận, dự hội nghị, hội thảo.

Như vậy, việc đánh giá công chức về kết quả thực hiện nhiệm vụ với các nội dung sau:

- Tỷ lệ khối lượng công việc, mức độ phức tạp, chất lượng và hiệu quả của công việc công chức

- Tỷ lệ phần trăm khối lượng công việc đã hoàn thành so với tổng khối lượng công việc được giao của mỗi công chức

- Tỷ lệ phần trăm công việc hoàn thành vượt mức về tiến độ và khối lượng so với kế hoạch, bảo đảm chất lượng tốt.

- Khối lượng, tỷ lệ, tiến độ, chất lượng công việc đột xuất, phát sinh.

- Khối lượng, tỷ lệ, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm (nếu có).

- Tham gia học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu, viết chuyên đề, tham luận, dự hội nghị, hội thảo.

Trình tự, thủ tục đánh giá chất lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ra sao?

Căn cứ theo Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức như sau:

Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
...
2. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Phòng (và tương đương) thuộc Bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc Tổng cục và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền quản lý của người đứng đầu
a) Bước 1: Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Công chức làm báo cáo tại Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Quy chế này.
b) Bước 2: Tổ chức họp đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức
- Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của đơn vị hoặc toàn thể công chức của đơn vị cấu thành nơi công chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành. Chủ trì cuộc họp là đại diện lãnh đạo Vụ.
- Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp; các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến; các ý kiến phải được ghi đầy đủ vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
...
c) Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của cấp ủy đảng cùng cấp với đơn vị nơi công chức công tác (đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý).
d) Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
Người đứng đầu đơn vị căn cứ Phiếu đánh giá, ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá của đơn vị và tài liệu liên quan (nếu có) để quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
đ) Bước 5: Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.

Như vậy, trình tự, thủ tục đánh giá chất lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện qua 4 bước như sau:

Bước 1: Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Bước 2: Tổ chức họp đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức

Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức

Bước 4: Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào