Top trường đại học có tỉ lệ việc làm cao tại Việt Nam là những trường nào?
Top trường đại học có tỉ lệ việc làm cao tại Việt Nam là những trường nào?
Tỉ lệ việc làm của một trường đại học có thể thay đổi từ năm này sang năm khác và còn phụ thuộc vào ngành học cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một số trường đại học nổi tiếng tại Việt Nam có tỉ lệ việc làm cao:
1. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)
Đại học Quốc gia Hà Nội được coi là trường đại học danh tiếng nhất Việt Nam. Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng thứ 124 ở châu Á trong bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds 2019.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đại học hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài chất lượng đào tạo, ngôi trường này còn đảm bảo cho sinh viên cơ hội việc làm cao hơn sau khi tốt nghiệp.
3. Học viện Tài chính (AOF)
Học viện Tài chính là một trường đại học công lập hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế. Ngành nghề đào tạo chính là tài chính kế toán. Đây là trường đại học có cơ hội việc làm tốt và phát triển tốt. Do hệ thống đào tạo linh hoạt, nội dung và phương pháp đào tạo hiện đại. Bên cạnh đó các chương trình hợp tác quốc tế tạo điều kiện nghiên cứu và việc làm ngoài nước.
4. Đại học Quốc tế RMIT
Đại học Quốc tế RMIT là chi nhánh của trường đại học lớn nhất nước Úc tại Việt Nam. Bằng cử nhân tại RMIT được công nhận trên toàn thế giới. Cơ hội việc làm của sinh viên được mở rộng từ Việt Nam ra nước ngoài. Vì thế, RMIT xứng đáng nằm trong top 10 trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất 2020.
5. Đại học Ngoại thương (FTU)
Đại học Ngoại thương (FTU) được gọi là Đại học Harvard của Việt Nam. Vì vậy, trường này không nằm ngoài top 10 trường đại học có nhiều cơ hội việc làm nhất năm 2020. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp sau 12 tháng có việc làm là 96,61%. Trường đại học Ngoại thương đào tạo kinh tế, đối ngoại hàng đầu Việt Nam. Ngoài chất lượng giảng dạy, việc liên hệ quốc tế cũng được thực hiện. Tạo điều kiện để học sinh tự tin hội nhập quốc tế. Điểm trúng tuyển của Đại học Ngoại thương rất cao.
6. Đại học Y dược TP.HCM
Đại học Y dược TP.HCM là một trong ba trường đào tạo Y khoa hàng đầu phía Nam Việt Nam. Đây cũng là một trong những trường đại học hàng đầu với cơ hội việc làm cao.
7. Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội luôn nằm trong top những trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất. Trong đó: 62% làm đúng chuyên ngành, 30% làm đúng hoặc trái ngành, 8% bỏ ngành, theo thống kê của 2 khóa gần đây, tỷ lệ sinh viên có việc làm là 90,49%.
8. Trường Đại học Luật TP.HCM
Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh là trường đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Đây cũng là trường luật lớn nhất miền Nam. Với uy tín này, sinh viên trường Luật Hồ Chí Minh là ứng viên lý tưởng cho các nhà tuyển dụng. Và xếp trường vào top 10 trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất năm 2020.
9. Trường Đại học Bách khoa TP.HCM
Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào nhóm trường đại học quan trọng của Việt Nam. Nằm trong top những trường đại học có cơ hội việc làm cao, đây là trường đào tạo về lĩnh vực kỹ thuật. Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM chuyên đào tạo các kỹ sư có tay nghề cao và kiến thức chuyên môn vững vàng.
Lưu ý: Tỉ lệ việc làm không chỉ phụ thuộc vào trường đại học mà còn phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân, kỹ năng, và ngành học bạn chọn. Để có tỉ lệ việc làm cao, bạn cần nỗ lực trong việc học tập, xây dựng mối quan hệ, và tích luỹ kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực bạn quan tâm.
Top trường đại học có tỉ lệ việc làm cao tại Việt Nam là những trường nào?
Ngành nào được miễn học phí giáo dục đại học?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định về đối tượng được hỗ trợ miễn học phí giáo dục đại học khi học một số ngành, cụ thể:
Đối tượng được miễn học phí
...
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
14. Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
15. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
16. Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
...
19. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Như vậy, người học sẽ được miễn giảm học phí theo quy định pháp luật nếu học các ngành sau:
- Chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
- Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Ngoài ra, trường hợp sinh viên là dân tộc thiểu số học ngành khác vẫn có thể được miễn giảm học phí nếu có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Mức lương của sinh viên những trường đại học thuộc top mới ra trường là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 16.600 |
So với Nghị định 38/2022/NĐ-CP (đã hết hiệu lực từ 01/7/2024) mức lương tối thiểu vùng mới đã tăng lên hơn 6%. Theo đó, người lao động đang hưởng mức lương tối thiểu thấp hơn mức lương mới sẽ được điều chỉnh tăng lên.
Như vậy, sinh viên mới ra trường tuỳ theo năng lực sẽ được chi trả các mức lương phù hợp và mức lương sẽ không phụ thuộc vào việc sinh viên tốt nghiệp trường nào. Tuy nhiên mức lương trả cho sinh viên mới ra trường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên trên.