Tổng Kiểm toán nhà nước được nhận mức phụ cấp ưu đãi theo nghề là bao nhiêu?
Tổng Kiểm toán nhà nước được nhận mức phụ cấp ưu đãi theo nghề là bao nhiêu?
Căn cứ mục 1 Phụ lục 4 Về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
1. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức Kiểm toán nhà nước được thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2016, bao gồm:
a) Kiểm toán viên cao cấp, gồm cả chức danh Tổng Kiểm toán nhà nước được hưởng thêm 15% mức lương hiện hưởng;
b) Kiểm toán viên chính được hưởng thêm 20% mức lương hiện hưởng;
c) Kiểm toán viên được hưởng thêm 25% mức lương hiện hưởng.
Như vậy, theo quy định trên, người giữ chức vụ Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ được nhận mức phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 15% mức lương hiện hưởng.
Tổng Kiểm toán nhà nước được nhận mức phụ cấp ưu đãi theo nghề là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổng Kiểm toán nhà nước không được nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề trong trường hợp nào?
Căn cứ mục 2 Phụ lục 4 Về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 nêu trên không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức Kiểm toán nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, Điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Kiểm toán nhà nước;
b) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
c) Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
d) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
đ) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác.
Như vậy, theo quy định trên, Tổng Kiểm toán nhà nước không được nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề trong những khoảng thời gian sau đây:
- Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, Điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Kiểm toán nhà nước;
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương;
- Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
Tổng Kiểm toán nhà nước được nhận mức lương là bao nhiêu?
Theo quy định tại Phụ lục 1 Bảng hệ số lương của Tổng kiểm toán Nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
Như vậy, Tổng kiểm toán Nhà nước có Hệ số lương bậc 1 của Tổng kiểm toán Nhà nước là 9,70; Hệ số lương bậc 2 là 10,30.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Tổng kiểm toán Nhà nước được tính như sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó Tổng kiểm toán Nhà nước sẽ nhận mức lương là: 17.460.000 đồng/tháng và 18.540.000 đồng/tháng.
Tiêu chuẩn về chức danh đối với Tổng kiểm toán nhà nước?
Căn cứ điểm 2.14 khoản 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định Tổng kiểm toán Nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào về chức danh cụ thể như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.14. Chức danh khối cơ quan Quốc hội
...
b) Tổng Kiểm toán Nhà nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Hiểu biết sâu rộng về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế, nhất là lĩnh vực phụ trách. Có năng lực nghiên cứu, đề xuất cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước. Có năng lực phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Am hiểu quản lý nhà nước, có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm, không vụ lợi; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng và tương đương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
...
Như vậy, Tổng kiểm toán Nhà nước phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung được quy định tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020; đồng thời phải đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh được quy định cụ thể như trên.