Tổng Kiểm toán nhà nước có thể ủy quyền Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì cuộc họp không?

Trong quá trình hoạt động, Tổng Kiểm toán nhà nước có thể ủy quyền cho Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì cuộc họp không?

Tổng Kiểm toán nhà nước có thể ủy quyền Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì cuộc họp không?

Ngày 05/12/2024, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ký ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 có hiệu lực từ ngày ký, trong đó có ban hành kèm theo Quyết định này bộ Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Quy chế).

Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 26 Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định:

Các loại cuộc họp, hội nghị
1. Các cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm có:
a) Họp giao ban tháng của KTNN;
b) Họp giao ban quý của KTNN;
c) Họp (hội nghị) triển khai nhiệm vụ công tác, sơ kết, tổng kết, tập huấn chuyên đề...;
d) Các cuộc họp, làm việc khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định;
Tổng Kiểm toán nhà nước có thể ủy quyền Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì các cuộc họp.
...

Dựa theo quy định trên, những cuộc họp, hội nghị của Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì bao gồm:

- Họp giao ban tháng của KTNN;

- Họp giao ban quý của KTNN;

- Họp (hội nghị) triển khai nhiệm vụ công tác, sơ kết, tổng kết, tập huấn chuyên đề...;

- Các cuộc họp, làm việc khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định;

Ngoài ra, Quy chế làm việc còn quy định Tổng Kiểm toán nhà nước được ủy quyền Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì các cuộc họp, hội nghị nêu trên.

Như vậy, Tổng Kiểm toán nhà nước có thể ủy quyền Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì các cuộc họp.

Tổng Kiểm toán nhà nước có thể ủy quyền Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì các cuộc họp không?

Tổng Kiểm toán nhà nước có thể ủy quyền Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì các cuộc họp không?

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được thay mặt Tổng Kiếm toán chỉ đạo công tác trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về Phó Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.

Theo đó, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt.

Cơ quan nào có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán nhà nước?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 14 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:

Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Ban hành quyết định kiểm toán.
2. Được mời tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ về vấn đề có liên quan.
3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị được kiểm toán xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước không được giải quyết hoặc giải quyết không đầy đủ thì Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định việc kiểm toán theo đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này.
6. Quyết định việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan.
7. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.

Như vậy, dựa theo quy định trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền bổ nhiệm đối với Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được quyền khai thác những thông tin nào trên Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-KTNN năm 2023, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được quyền khai thác toàn bộ thông tin thuộc nhóm Thông tin chung và một số thông tin thuộc các nhóm sau:

- Thông tin theo cuộc kiểm toán;

- Thông tin theo dõi, thực hiện kết luận, kiến nghị;

- Thông tin khiếu nại, khởi kiện, trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán được khai thác theo phạm vi phụ trách, quản lý.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào