Tổng động viên là gì? Ai được quyền ra lệnh tổng động viên?

Theo quy định hiện hành tổng động viên là gì? Ai được quyền ra lệnh tổng động viên?

Tổng động viên là gì?

Căn cứ quy định khoản 11 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược.
12. Động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

Như vậy, lệnh tổng động viên được hiểu là việc huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh khi đất nước bị xâm lược. Đây là một thuật ngữ quân sự vừa mang tính kêu gọi vừa mang tính mệnh lệnh.

Khi thực hiện lệnh tổng động viên, Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp, mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và được bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; Quân đội nhân dân được bổ sung quân nhân dự bị.

Xem thêm:

3 sao 1 vạch trong quân đội là cấp bậc gì?

Tổng động viên là gì? Ai được quyền ra lệnh tổng động viên?

Tổng động viên là gì? Ai được quyền ra lệnh tổng động viên? (Hình từ Internet)

Việt Nam đã mấy lần thực hiện lệnh tổng động viên?

Trong giai đoạn lịch sử với liên tiếp là những cuộc chiến tranh chống quân xâm lượt. Chính vì vậy từ năm 1946 cho đến nay Việt Nam đã 3 lần thực hiện lệnh tổng động viên như sau:

Lần thứ nhất: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch phát đi ngày 19/12/1946. Đây là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thức dân pháp với tinh thần thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Bác đã kêu gọi toàn quân, toàn dân cùng nhau chiến đấu và đã làm nên một chiến thắng Điện biên phủ chấn động năm châu.

Lần thứ hai: Lời kêu gọi cả nước chống Mỹ của Hồ Chủ Tịch phát đi ngày 17/7/1966. Đây là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ với tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do hạnh phúc thì dân và quân Việt nam đang đòng lòng chiến đấu và làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đánh đuổi đế quốc Mỹ thống nhất non sông nối liền một dãy.

Lần thứ ba: Là lời kêu gọi cả nước chống quân xâm lược Trung Quốc được phát đi và ngay trong ngày 5/3/1979, Sau lời kêu gọi này Trung Quốc đã tuyên bố rút quân về nước.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Ai được quyền ra lệnh tổng động viên?

Căn cứ quy định Điều 19 Luật Quốc phòng 2018 quy định về Tổng động viên, động viên cục bộ như sau:

Tổng động viên, động viên cục bộ
1. Khi có quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
2. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
3. Lệnh tổng động viên được ban bố công khai trên phạm vi cả nước; thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các nhu cầu quốc phòng trong tình trạng chiến tranh.
Khi thực hiện lệnh tổng động viên, Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp, mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và được bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; Quân đội nhân dân được bổ sung quân nhân dự bị.
4. Lệnh động viên cục bộ được ban bố công khai ở một hoặc một số địa phương và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương thuộc diện động viên được chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và nhu cầu quốc phòng.
Khi thực hiện lệnh động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh cho một số đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp, bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; bổ sung quân nhân dự bị cho một số đơn vị Quân đội nhân dân, mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ ở địa phương nhận lệnh động viên cục bộ.
5. Khi không còn tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
6. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Như vậy, người được quyền ra lệnh tổng động viên là Chủ tịch nước. Sau khi căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Lệnh tổng động viên được ban bố công khai trên phạm vi cả nước; thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các nhu cầu quốc phòng trong tình trạng chiến tranh.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào